Điều kiện kiện đối với xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng được quy định tại Thông tư 39/2024/TT-BGTVT được ban hành ngày 15/11/2024, bắt đầu có hiệu lực ngày 01/01/2025.
>> Thủ tục đăng ký hành nghề kiểm toán độc lập
>> Quy định về đăng ký hành nghề kiểm toán độc lập
Căn cứ Điều 11 Thông tư 39/2024/TT-BGTVT quy định về điều kiện đối với xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng bao gồm:
(i) Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải đáp ứng quy định khoản (ii), (iii) tại Mục 2 của bài viết; đồng thời phù hợp với các thông số ghi trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe.
(ii) Trường hợp sử dụng các rơ moóc kiểu mô đun có tính năng ghép, nối được với nhau để chở hàng siêu trường, siêu trọng trong giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe phải thể hiện nội dung được phép ghép, nối với nhau.
Toàn bộ mẫu đơn tại Phụ lục Thông tư 39/2024/TT-BGTVT [hiệu lực từ đầu năm 2025] |
Điều kiện đối với xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng (Hình ảnh minh họa- Nguồn Internet)
Căn cứ quy định tại Điều 53 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, thì việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải được thực hiện như sau:
(i) Hàng siêu trường, siêu trọng là hàng không thể chia nhỏ, tháo rời, khi vận chuyển trên đường bộ làm cho phương tiện hoặc tổ hợp phương tiện bị vượt quá giới hạn cho phép tham gia giao thông đường bộ về kích thước, khối lượng theo quy định của pháp luật.
(ii) Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải phù hợp với loại hàng, kích thước, khối lượng của hàng và phải có giấy phép lưu hành xe do cơ quan quản lý đường bộ có thẩm quyền cấp.
(iii) Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng được phép ghép, nối thành tổ hợp nhiều xe gồm xe ô tô đầu kéo, xe ô tô kéo rơ moóc để kéo hoặc vừa kéo vừa đẩy các rơ moóc, sơ mi rơ moóc chuyên dùng, rơ moóc kiểu mô đun, bao gồm cả trường hợp ghép nối thông qua hàng được chở.
(iv) Xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng phải chạy với tốc độ quy định trong giấy phép và phải có báo hiệu kích thước của hàng; trường hợp cần thiết, phải có người, phương tiện hỗ trợ theo quy định tại điểm đ khoản 4 Điều 52 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 khi vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ.
(v) Cơ quan cấp giấy phép lưu hành xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng có trách nhiệm gửi thông báo ngay cho cơ quan Cảnh sát giao thông Bộ Công an và cơ quan Cảnh sát giao thông thực hiện nhiệm vụ bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trên tuyến đường, đoạn đường mà phương tiện đi qua để chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ, kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật, bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
(vi) Lực lượng Cảnh sát giao thông chịu trách nhiệm tổ chức tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng lưu hành trên đường bộ.
(vii) Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cụ thể về hàng siêu trường, siêu trọng; quy định việc vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng và việc cấp giấy phép lưu hành xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên đường bộ.
Theo Điều 10 Thông tư 39/2024/TT-BGTVT, hàng siêu trường, siêu trọng được quy định như sau:
(i) Hàng siêu trường được quy định tại khoản (i) Mục 2 của bài viết này, khi xếp lên xe hoặc tổ hợp xe vận chuyển làm cho xe hoặc tổ hợp xe có ít nhất một trong các kích thước bao ngoài (kể cả hàng hóa xếp trên xe, tổ hợp xe) như sau:
- Chiều dài lớn hơn 20,0 mét.
- Chiều rộng lớn hơn 2,5 mét.
- Chiều cao tính từ điểm cao nhất của mặt đường xe chạy trở lên lớn hơn 4,2 mét; đối với xe chở công te nơ lớn hơn 4,35 mét.
(ii) Hàng siêu trọng được quy định tại khoản (i) Mục 2 của bài viết, khi xếp lên xe hoặc tổ hợp xe vận chuyển làm cho xe hoặc tổ hợp xe có khối lượng toàn bộ (kể cả hàng hóa xếp trên xe, tổ hợp xe) lớn hơn 48 tấn.