Tại Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP, quy định về xử lý hóa đơn điện tử đã lập bị sai sót có gì thay đổi so với hiện tại không? – Xuân Trường (Hải Phòng).
>> Đề xuất sửa đổi nguyên tắc lập, quản lý, sử dụng hóa đơn, chứng từ
>> Đề xuất sửa đổi một số nội dung trên hóa đơn (Phần 2)
Vừa qua, Chính phủ đã ban hành Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn, chứng từ (sau đây gọi tắt là Dự thảo).
Theo đó, khoản 13 Điều 1 của Dự thảo đề xuất sửa đổi quy định tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về việc xử lý hóa đơn điện tử đã lập sai như sau:
Dự thảo đề xuất bãi bỏ quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP về xử lý hóa đơn điện tử đã lập sai trong trường hợp người bán phát hiện nhưng chưa gửi cho người mua sau đây:
“1. Trường hợp người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã được cấp mã của cơ quan thuế chưa gửi cho người mua có sai sót thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử có mã đã lập có sai sót và lập hóa đơn điện tử mới, ký số gửi cơ quan thuế để cấp mã hóa đơn mới thay thế hóa đơn đã lập để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã được cấp mã có sai sót lưu trên hệ thống của cơ quan thuế."
Và thay thế bằng quy định sau:
“1. Trường hợp phát hiện hóa đơn điện tử đã lập sai (bao gồm hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế, hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua và cơ quan thuế) nhưng người bán, người mua chưa kê khai thuế hoặc hóa đơn điện tử đã lập sai mã số thuế người mua thì người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này về việc hủy hóa đơn điện tử đã lập sai và lập hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua. Cơ quan thuế thực hiện hủy hóa đơn điện tử đã lập sai trên hệ thống của cơ quan thuế.”
Đề xuất sửa đổi quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP như sau:
“2. Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập sai và người bán, người mua đã kê khai thuế có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
a) Trường hợp có sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế hoặc sai về các nội dung không phải là các nội dung của hóa đơn theo quy định từ khoản 1 đến khoản 13 Điều 10 Nghị định này các nội dung khác không sai sót thì người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn điện tử lập có sai sót và không phải lập lại hóa đơn. Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử lập có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định này, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế.
b) Trường hợp có sai: mã số thuế; tên hàng hóa, dịch vụ; đơn vị tính; số lượng; đơn giá; thuế suất; số tiền ghi trên hóa đơn, sai về; thành tiền chưa có thuế GTGT; tiền thu; tổng tiền có thuế GTGT hoặc sai ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”. Người bán được lập một hóa đơn điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử đã lâp sai.
b2) Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn điện tử có lập sai sót trừ trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn thay thế cho hóa đơn đã có lập sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ nội dung sai sót, sau đó người bán lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn đã lập có sai sót.
Hóa đơn điện tử mới thay thế hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... số... ngày... tháng... năm”.
Người bán ký số trên hóa đơn điện tử mới điều chỉnh hoặc thay thế cho hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sau đó người bán gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
c) Đối với ngành hàng không thì hóa đơn đổi, hoàn chứng từ vận chuyển hàng không được coi là hóa đơn điều chỉnh mà không cần có thông tin “Điều chỉnh tăng/giảm cho hóa đơn Mẫu số... ký hiệu... ngày... tháng... năm”. Doanh nghiệp vận chuyển hàng không được phép xuất hóa đơn của mình cho các trường hợp hoàn, đổi chứng từ vận chuyển do đại lý xuất.” (*)
Như vậy, có thể thấy hiện tại, hóa đơn điện tử đã lập có sai sót sẽ được xử lý khác nhau tùy thuộc vào việc hóa đơn đã được gửi cho người mua hay chưa. Tuy nhiên, quy định này đã được đề xuất sửa đổi theo hướng dựa vào việc hóa đơn điện tử đã được khai thuế hay chưa để xác định cách xử lý khi hóa đơn lập sai.
Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn thi hành (đang còn hiệu lực) |
Đề xuất sửa đổi nhiều nội dung về xử lý hóa đơn điện tử đã lập sai (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Dự thảo đề xuất bổ sung vào Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về việc lập văn bản thỏa thuận khi hủy, điều chỉnh, thay thế hóa đơn điện tử đã lập sai sau đây:
“3. Trước khi hủy, điều chỉnh, thay thế hóa đơn điện tử đã lập sai theo khoản 1, khoản 2 Điều này, người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ nội dung sai hoặc người bán phải thông báo cho người mua, thông báo trên website của đơn vị mình (nếu có).”
Theo đó, điểm khác biệt trong Dự thảo so với quy định hiện hành là việc người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận ghi rõ nội dung sai hoặc người bán phải thông báo cho người mua trong mọi trường hợp trước khi hủy, điều chỉnh hay thay thế hóa đơn điện tử đã lập sai (kể cả trường hợp hóa đơn chưa gửi cho người mua).
Khoản 4 Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP được đề xuất sửa đổi như sau:
“5. 4. Trường hợp người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT quy định tại khoản 1 Điều này thì hệ thống hóa đơn điện tử của cơ quan thuế tự động thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-HĐSS Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này. Đối với trường hợp người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT quy định tại khoản 4 Điều này thì trong thời hạn 01 ngày làm việc, cơ quan thuế thông báo về việc tiếp nhận và kết quả xử lý theo Mẫu số 01/TB-HĐSS Phụ lục IB ban hành kèm theo Nghị định này. Hóa đơn điện tử đã hủy không có giá trị sử dụng nhưng vẫn được lưu trữ để phục vụ tra cứu.” (*)
(*) Chú thích:
- Chữ in nghiêng là quy định hiện hành.
- Chữ in đậm, nghiêng là nội dung bổ sung.
- Chữ in nghiêng, gạch là nội dung đề xuất bỏ.
5. Đề xuất bổ sung quy định hướng dẫn xử lý hóa đơn đã lập trong một số trường hợp cụ thể
Xem chi tiết [TẠI ĐÂY].