Đảm bảo yêu cầu về an toàn khi sử dụng điện trong sản xuất theo quy định tại Luật Điện lực 2024 được Quốc hội ban hành ngày 30/11/2024 có hiệu lực thi hành ngày 01/02/2025.
>> Mua bán điện trên thị trường điện cạnh tranh theo các cấp độ
>> Quy định về cấp lại Chứng chỉ hành nghề đấu giá
Đảm bảo yêu cầu về an toàn khi sử dụng điện trong sản xuất được quy định chi tiết tại Điều 73 Luật Điện lực 2024 bao gồm những nội dung sau đây:
(i) Tổ chức, cá nhân sử dụng điện để sản xuất phải thực hiện các quy định chung về an toàn khi sử dụng điện tại Điều 69 Luật Điện lực 2024 và các quy định sau đây:
- Các thiết bị điện phải bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật tương ứng.
- Hệ thống thiết bị, dụng cụ sử dụng điện, hệ thống chống sét, nối đất phải được nghiệm thu, kiểm tra định kỳ, kiểm tra bất thường, kiểm định an toàn kỹ thuật và sửa chữa, bảo dưỡng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kỹ thuật điện, an toàn điện và quy định khác của pháp luật có liên quan. Sơ đồ của các hệ thống này phải đúng với thực tế và phải được lưu giữ cùng với hồ sơ sửa chữa, bảo dưỡng và các biên bản kiểm tra trong suốt quá trình hoạt động.
- Lưới điện thuộc phạm vi quản lý của tổ chức, cá nhân sử dụng điện phải được lắp đặt và quản lý vận hành theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về kỹ thuật điện, an toàn điện và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Đường dây dẫn điện phải được thiết kế, lắp đặt bảo đảm mặt bằng sản xuất thông thoáng, tránh được các tác động cơ học, hóa học có thể gây hư hỏng. Không dùng các kết cấu kim loại của nhà xưởng, máy móc, đường ống kim loại, dây chống sét để làm dây trung tính làm việc.
- Hệ thống điện tại các khu vực có chất dễ cháy, nổ phải được thiết kế, lắp đặt và sử dụng theo quy định về an toàn phòng, chống cháy, nổ; sử dụng loại thiết bị, dụng cụ phòng, chống cháy, nổ chuyên dùng theo quy định của pháp luật.
(ii) Đơn vị bán điện có trách nhiệm bảo đảm cung cấp điện an toàn, liên tục phục vụ sản xuất theo quy định của pháp luật. Khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền thì đơn vị bán điện thực hiện kiểm tra an toàn hệ thống điện của khách hàng, trường hợp phát hiện có nguy cơ mất an toàn phải kịp thời có biện pháp ngăn chặn hoặc ngừng cung cấp điện.
![]() |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Đảm bảo yêu cầu về an toàn khi sử dụng điện trong sản xuất (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo quy định tại Điều 52 Luật Điện lực 2024, căn cứ lập, điều chỉnh giá điện và giá các dịch vụ về điện gồm nội dung sau đây:
Căn cứ lập giá điện bao gồm:
(i) Chính sách giá điện.
(ii) Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
(iii) Quan hệ cung cầu về điện.
(iv) Chi phí sản xuất, kinh doanh điện hợp lý và lợi nhuận hợp lý của đơn vị điện lực.
(v) Cấp độ thị trường điện cạnh tranh.
(vi) Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hằng năm của đơn vị điện lực.
Việc điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân được quy định như sau:
(i) Giá bán lẻ điện được phản ánh và điều chỉnh kịp thời theo biến động thực tế của thông số đầu vào, bù đắp chi phí hợp lý, hợp lệ với lợi nhuận hợp lý để bảo toàn, phát triển vốn kinh doanh của doanh nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của từng thời kỳ và cấp độ thị trường điện cạnh tranh.
(ii) Khi thị trường bán lẻ điện vận hành, giá bán lẻ điện thực hiện theo cơ chế thị trường.
(iii) Chính phủ quy định chi tiết khoản (i) Mục này.
(i) Đơn vị điện lực có trách nhiệm lập, công bố công khai chi phí sản xuất, kinh doanh điện hằng năm. Hình thức và nội dung công khai thực hiện theo quy định của pháp luật.
(ii) Căn cứ điều chỉnh giá dịch vụ phát điện tại hợp đồng mua bán điện đã ký bao gồm:
- Thay đổi về chính sách, pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành làm ảnh hưởng bất lợi đến lợi ích hợp pháp của bên bán điện hoặc bên mua điện.
- Thực hiện yêu cầu rà soát, điều chỉnh giá dịch vụ phát điện của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Bên bán điện được giao đầu tư xây dựng, nâng cấp, cải tạo các hạng mục (ngoài phạm vi quản lý đầu tư của đơn vị phát điện tại hợp đồng mua bán điện đã ký) để thực hiện quy hoạch hoặc để thực hiện yêu cầu mới về tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định của pháp luật.
- Tối ưu hoá quy trình quản lý, sản xuất, thay đổi công nghệ và đổi mới sáng tạo trong hoạt động sản xuất điện.