Hiện nay ở mỗi công ty thì sẽ có những phòng ban, chức năng khác nhau. Chức năng của các phòng ban trong công ty 2024 được quy định như thế nào? – Minh Dương (TP. Hồ Chí Minh).
>> Quy định chung với hoạt động mua bán hàng hóa 2024 (Phần 2)
>> Quy định chung với hoạt động mua bán hàng hóa 2024
Các phòng ban trong công ty là một mô hình cơ cấu tổ chức của mỗi doanh nghiệp, các đơn vị chức năng chuyên môn được thành lập để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Cán bộ nhân viên sẽ làm việc theo vị trí được phân chia và mỗi phòng ban có mục tiêu và trách nhiệm riêng, cung cấp đóng góp đặc biệt cho hoạt động tổng thể của công ty.
Các phòng ban này là những bộ phận không thể thiếu để giúp công ty thực hiện công việc hiệu quả hơn. Số lượng và phân loại các phòng ban trong công ty tùy thuộc vào quy mô, mục đích của ban lãnh đạo. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp sẽ có số lượng phòng ban chuyên môn hóa sâu, số lượng nhiều. Nhưng cũng có các công ty chỉ có một số phòng ban chức năng đơn giản.
Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực) |
Chức năng của các Phòng ban trong công ty 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ internet)
Các phòng ban trong công ty được xem là những mắt xích quan trọng giúp xây dựng cơ cấu tổ chức một cách hiệu quả. Mỗi công ty sẽ có một cách thiết lập cơ cấu phòng ban khác nhau tùy thuộc vào mô hình hoạt động kinh doanh. Theo đó, mỗi công ty sẽ có một hoặc nhiều phòng ban có những chức năng khác nhau. Sau đây là chức năng của một số phòng ban tiêu biểu trong một công ty.
- Phụ trách quản lý hợp đồng lao động của nhân viên.
- Lập kế hoạch và triển khai công tác tuyển dụng nhằm đáp ứng nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
- Tính lương và các chế độ chính sách phúc lợi cho nhân viên.
- Tính toán, quyết toán mức thuế thu nhập cá nhân cho nhân viên theo quy định pháp luật.
- Thông báo các quy định, chính sách của công ty cho nhân viên: Ca làm việc, tài khoản cá nhân, chính sách lương thưởng, chế độ bảo hiểm, nghỉ phép…
- Đào tạo nhân viên mới nắm rõ về hợp đồng lao động, tiền lương, chính sách phúc lợi, nội quy tại công ty.
- Phụ trách việc đăng ký và trích nộp các loại bảo hiểm: Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế… cho nhân viên.
- Giải quyết các vấn đề liên quan đến ốm đau, thai sản cho nhân viên.
- Hướng dẫn, đào tạo quy định, nội quy và văn hóa doanh nghiệp cho các nhân viên
- Lập báo cáo theo định kỳ và thực hiện các công việc khác theo chỉ thị cấp trên.
- Thực hiện công việc về nghiệp vụ chuyên môn tài chính kế toán theo quy định của Nhà nước.
- Theo dõi sự vận động vốn kinh doanh của doanh nghiệp dưới mọi hình thái và cố vấn cho Ban lãnh đạo về các vấn đề liên quan.
- Tham mưu cho Ban Tổng Giám đốc về chế độ kế toán và những thay đổi qua từng thời kỳ trong hoạt động kinh doanh.
- Cùng với các bộ phận khác tạo nên mạng lưới thông tin quản lý nhân sự, tài chính,…
Điều 53. Kế toán trưởng - Luật kế toán 2015 1. Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán. 2. Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều này còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán. 3. Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ. 4. Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật này. |
- Tiếp nhận và xử lý các công việc nội bộ trong doanh nghiệp.
- Tiếp khách, xử lý các công văn mà khách hàng gửi tới.
- Tổ chức sắp xếp hội thảo, hội nghị cho công ty.
- Lưu trữ, phát hành văn bản, con dấu và chịu trách nhiệm trước ban giám đốc và pháp luật về tính pháp lý.
- Đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh trong công ty, lên kế hoạch tập huấn về bảo hộ lao động.
- Tổ chức kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho người lao động.
- Tiếp nhận các thông tin về khiếu nại của khách hàng, ghi nhận ý kiến của khách hàng để cải tiến doanh nghiệp, đưa ra phương hướng xử lý, trình cấp trên xin ý kiến và thảo luận tại cuộc họp giao ban.
- Phối hợp với phòng marketing để thực hiện các chương trình khuyến mãi, phân tích những lợi ích của khách hàng nhận được, nhằm phát huy cao nhất hiệu quả của kế hoạch marketing.
- Lên kế hoạch thăm hỏi khách hàng thường xuyên, tặng quà cho khách trong dịp lễ, tết, ngày khai trương, ngày sinh nhật của công ty.
- Theo dõi bảo hành sản phẩm, kiểm tra hoạt động bảo hành, hoạt động bảo trì sửa chữa để nắm được mức hài lòng của khách hàng.
- Tổ chức thực hiện đo lường mức độ hài lòng của khách hàng.
- Tìm hiểu nguyên nhân, đề xuất giải pháp cải tiến.
- Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển Công nghệ thông tin trong từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp.
- Thực hiện báo cáo về tình trạng hoạt động Công nghệ thông tin và đề ra hướng giải quyết sự cố liên quan đến hệ thống Công nghệ thông tin.
- Chịu trách nhiệm điều hành và quản lý hoạt động Công nghệ thông tin.
- Quản lý, đảm bảo cơ sở hạ tầng về kỹ thuật công nghệ thông tin cho các hoạt động trong doanh nghiệp.
- Tư vấn triển khai giải pháp phần mềm quản lý, đào tạo cho doanh nghiệp.
- Thiết kế và dự toán kinh phí xây dựng các hệ thống Công nghệ thông tin, triển khai các hệ thống ứng dụng.
- Quản lý và sử dụng hiệu quả cơ sở vật chất và các phương tiện, trang thiết bị được giao.
- Xây dựng và quản lý hệ thống chăm sóc khách hàng tốt nhất.
- Thiết kế chương trình khuyến mãi và bảo hành sản phẩm cho khách hàng.
- Xây dựng hệ thống thu thập, tổng hợp thông tin về giá cả, sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
- Phân tích, đánh giá thông tin thu thập được, từ đó đưa ra quyết định cải tiến hoặc phát triển sản phẩm mới.
- Xây dựng chiến lược marketing cho doanh nghiệp, mở rộng thị trường; điều hành triển khai chiến lược marketing;
- Theo dõi, giám sát quá trình thực hiện, điều chỉnh và đánh giá, báo cáo kết quả chiến lược marketing.
- Tham mưu cho Ban Giám đốc các vấn đề liên quan đến phát triển thương hiệu, phát triển kênh phân phối.
- Xây dựng nhãn hiệu sản phẩm mới, xác định khách hàng mục tiêu và hỗ trợ các bộ phận khác thực hiện các kế hoạch marketing.
- Nghiên cứu và thực hiện các công việc tiếp cận thị trường.
- Đưa ra các chiến lược giới thiệu sản phẩm và việc mở rộng phát triển thị trường.
- Lên kế hoạch tổ chức và thực hiện các hoạt động kinh doanh cũng như tính toán báo cáo về giá thành để tạo hợp đồng với khách.
- Thực hiện việc theo dõi, đôn đốc tiến độ thực hiện các chiến lược kinh doanh của các phòng ban trong công ty, để đảm bảo được thực hiện đúng quy trình và tiến độ sản xuất sản phẩm với các hợp đồng của khách hàng.
- Đưa ra chiến lược về marketing, đồng thời đưa ra biện pháp nâng cao tính hiệu quả kinh doanh trong thời điểm cụ thể.
- Chịu trách nhiệm trước các giám đốc về hoạt động phát triển của doanh nghiệp theo thẩm quyền và nhiệm vụ đã được giao.