PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày quy định về Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn (Phần 28)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn (Phần 27)
Căn cứ theo Phụ lục 05 Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính tập đoàn (Kể cả công việc của kiểm toán viên đơn vị thành viên) (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 600) ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC, Chuẩn mực kiểm toán số 600 được quy định như sau:
Hướng dẫn đoạn A58 Chuẩn mực kiểm toán số 600 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
Các vấn đề mà Chuẩn mực kiểm toán số 600 yêu cầu phải trao đổi với kiểm toán viên đơn vị thành viên được trình bày theo nội dung dưới đây.
(i) Yêu cầu kiểm toán viên đơn vị thành viên, khi biết được các trường hợp mà nhóm kiểm toán tập đoàn sẽ sử dụng công việc của kiểm toán viên đơn vị thành viên, xác nhận rằng kiểm toán viên đơn vị thành viên sẽ hợp tác với nhóm kiểm toán tập đoàn;
(ii) Lịch trình hoàn thành cuộc kiểm toán;
(iii) Ngày gặp dự kiến giữa Ban Giám đốc tập đoàn và nhóm kiểm toán tập đoàn và ngày họp dự kiến với Ban Giám đốc đơn vị thành viên và kiểm toán viên đơn vị thành viên;
(iv) Danh sách những người liên hệ chủ chốt;
(v) Công việc do kiểm toán viên đơn vị thành viên thực hiện, việc sử dụng công việc đó, và các thỏa thuận để phối hợp công việc tại giai đoạn đầu của cuộc kiểm toán và trong suốt quá trình kiểm toán, kể cả sự tham gia dự kiến của nhóm kiểm toán tập đoàn vào công việc của kiểm toán viên đơn vị thành viên;
(vi) Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan đến cuộc kiểm toán tập đoàn và cụ thể là yêu cầu về tính độc lập;
(vii) Trong trường hợp kiểm toán hoặc soát xét thông tin tài chính hoặc báo cáo tài chính của đơn vị thành viên, mức trọng yếu đối với đơn vị thành viên (và nếu có thể, mức hoặc các mức trọng yếu đối với các nhóm giao dịch, số dư tài khoản hoặc thuyết minh cụ thể), và mức giá trị mà sai sót có giá trị cao hơn mức đó được coi là sai sót đáng kể đối với báo cáo tài chính tập đoàn;
(viii) Danh sách các bên liên quan do Ban Giám đốc tập đoàn lập, và bất kỳ bên liên quan nào khác mà nhóm kiểm toán tập đoàn được biết, và yêu cầu kiểm toán viên đơn vị thành viên thông báo kịp thời cho nhóm kiểm toán tập đoàn về các bên liên quan đã không được Ban Giám đốc tập đoàn hoặc nhóm kiểm toán tập đoàn xác định trước đó;
(ix) Công việc phải thực hiện đối với các giao dịch trong nội bộ tập đoàn, các khoản lợi nhuận chưa thực hiện và các số dư tài khoản trong nội bộ tập đoàn;
(x) Hướng dẫn về các trách nhiệm báo cáo bắt buộc khác, ví dụ, báo cáo về việc khẳng định của Ban Giám đốc tập đoàn về tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ;
(xi) Hướng dẫn cụ thể về việc soát xét các sự kiện xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán, nếu thời điểm nhóm kiểm toán tập đoàn đưa ra kết luận về báo cáo tài chính tập đoàn không trùng với thời điểm hoàn thành kiểm toán hoặc soát xét thông tin tài chính hoặc báo cáo tài chính của các đơn vị thành viên.
Chuẩn mực kiểm toán số 600 theo Hệ thống Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam |
Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn (Phần 29) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(i) Các phát hiện từ việc thực hiện thử nghiệm kiểm soát của nhóm kiểm toán tập đoàn về một hệ thống xử lý chung cho toàn bộ hoặc một số đơn vị thành viên, và các thử nghiệm kiểm soát do kiểm toán viên đơn vị thành viên thực hiện.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 600: Lưu ý khi kiểm toán BCTC tập đoàn (Phần 30)