PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày nội dung Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài (Phần 4)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài (Phần 3)
Căn cứ theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 505) (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), Chuẩn mực kiểm toán số 505 được tiếp tục quy định như sau:
Khi thực hiện Chuẩn mực này cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Hướng dẫn đoạn 07(b) Chuẩn mực kiểm toán số 505 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
Thư phúc đáp từ bên xác nhận cung cấp bằng chứng kiểm toán phù hợp và đáng tin cậy hơn khi thư xác nhận được gửi cho một bên xác nhận mà kiểm toán viên tin tưởng rằng có hiểu biết về các thông tin cần được xác nhận. Ví dụ, cán bộ của một tổ chức tài chính có hiểu biết về các giao dịch hoặc thỏa thuận cần được xác nhận có thể là người phù hợp nhất trong tổ chức tài chính đó để gửi thư yêu cầu xác nhận.
Chuẩn mực kiểm toán số 505 theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam |
Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài (Phần 5) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Hướng dẫn đoạn 07(c) Chuẩn mực kiểm toán số 505 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
- Việc thiết kế thư xác nhận có ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ phúc đáp, độ tin cậy và nội dung của bằng chứng kiểm toán thu thập được từ thư phúc đáp.
- Các yếu tố cần xem xét khi thiết kế thư xác nhận, bao gồm:
+ Cơ sở dẫn liệu có liên quan.
+ Các rủi ro có sai sót trọng yếu cụ thể đã được xác định, kể cả rủi ro do gian lận.
+ Hình thức và cách trình bày thư xác nhận.
+ Kinh nghiệm từ cuộc kiểm toán trước hoặc các hợp đồng tương tự.
+ Phương thức trao đổi thông tin (ví dụ, trên giấy tờ, thư điện tử hoặc phương tiện khác).
+ Việc Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán chấp thuận hoặc khuyến khích bên xác nhận phúc đáp lại kiểm toán viên. Bên xác nhận có thể chỉ sẵn sàng phúc đáp lại thư xác nhận khi có sự đồng ý của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán.
+ Khả năng bên xác nhận xác nhận hoặc cung cấp thông tin được yêu cầu (ví dụ, xác nhận giá trị của một hóa đơn hay xác nhận tổng số dư).
- Thư xác nhận dạng khẳng định yêu cầu bên xác nhận phúc đáp lại kiểm toán viên trong mọi trường hợp, hoặc bằng cách khẳng định bên xác nhận đồng ý với các thông tin được yêu cầu xác nhận, hoặc bằng cách yêu cầu bên xác nhận cung cấp thông tin. Phản hồi loại này thường cung cấp bằng chứng kiểm toán đáng tin cậy. Tuy nhiên, có rủi ro là bên xác nhận có thể trả lời thư xác nhận mà không xác minh thông tin là chính xác hay không. Kiểm toán viên có thể giảm rủi ro này bằng cách sử dụng thư xác nhận dạng khẳng định nhưng không ghi rõ số liệu (hoặc các thông tin khác) trên thư, và yêu cầu bên xác nhận điền số liệu hoặc cung cấp các thông tin khác. Mặt khác, việc sử dụng dạng thư xác nhận “trống” này có thể làm giảm tỷ lệ phúc đáp do bên xác nhận phải bỏ ra nhiều công sức hơn để trả lời.
- Việc xác định rằng thư xác nhận được điền đúng địa chỉ bao gồm kiểm tra tính chính xác của một số hoặc tất cả các địa chỉ trên thư xác nhận trước khi gửi đi.
Hướng dẫn đoạn 07(d) Chuẩn mực kiểm toán 505 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
Kiểm toán viên có thể gửi thư xác nhận các lần tiếp theo (lần 2, 3…) khi chưa nhận được phản hồi cho thư xác nhận trước trong một khoảng thời gian hợp lý. Ví dụ, sau khi đã xác minh lại tính chính xác của địa chỉ ban đầu, kiểm toán viên có thể gửi thư xác nhận lần 2 hoặc lần 3...
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài (Phần 6).