PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục trình bày nội dung Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài (Phần 3)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài (Phần 2)
Căn cứ theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài (gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 505) (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC), Chuẩn mực kiểm toán số 505 được tiếp tục quy định như sau:
Trong trường hợp không nhận được phản hồi, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục kiểm toán thay thế để thu thập bằng chứng kiểm toán phù hợp và đáng tin cậy (xem hướng dẫn tại đoạn A18 - A19 là Chuẩn mực kiểm toán số 505 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Chuẩn mực kiểm toán số 505 theo Hệ thống chuẩn mực kiểm toán Việt Nam |
Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài (Phần 4) (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Nếu kiểm toán viên đã xác định rằng sự phản hồi thư xác nhận dạng khẳng định là cần thiết để thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp thì các thủ tục kiểm toán thay thế sẽ không cung cấp được bằng chứng kiểm toán mà kiểm toán viên cần. Nếu kiểm toán viên không có được xác nhận đó, kiểm toán viên phải xác định các ảnh hưởng của vấn đề này đối với cuộc kiểm toán và ý kiến kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705: Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC) (xem hướng dẫn tại đoạn A20 Chuẩn mực kiểm toán số 505).
Kiểm toán viên phải điều tra các ngoại lệ để xác định liệu các ngoại lệ đó có phải là dấu hiệu của sai sót hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A21 - A22 Chuẩn mực kiểm toán số 505).
Xác nhận dạng phủ định cung cấp bằng chứng kiểm toán ít thuyết phục hơn xác nhận dạng khẳng định. Do đó, kiểm toán viên không được sử dụng thư xác nhận dạng phủ định như là thử nghiệm cơ bản duy nhất nhằm xử lý rủi ro có sai sót trọng yếu đã đánh giá ở cấp độ cơ sở dẫn liệu, trừ khi tồn tại tất cả các trường hợp sau đây (xem hướng dẫn tại đoạn A23 Chuẩn mực kiểm toán số 505):
- Kiểm toán viên đã đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu là thấp và đã thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về tính hữu hiệu của các hoạt động kiểm soát có liên quan đến cơ sở dẫn liệu.
- Tổng thể các phần tử cần xác nhận qua thư xác nhận dạng phủ định bao gồm một số lượng lớn các tài khoản có số dư nhỏ, giao dịch nhỏ, hoặc điều kiện đồng nhất.
- Tỷ lệ ngoại lệ dự kiến rất thấp.
- Kiểm toán viên không biết về các trường hợp hoặc điều kiện khiến người nhận thư xác nhận dạng phủ định không quan tâm đến yêu cầu xác nhận.
Kiểm toán viên phải đánh giá liệu kết quả của các thủ tục xác nhận từ bên ngoài đã cung cấp đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp và đáng tin cậy chưa, hay cần phải thu thập thêm các bằng chứng kiểm toán khác (xem hướng dẫn tại đoạn A24 - A25 Chuẩn mực kiểm toán số 505).
Khi thực hiện Chuẩn mực này cần tham khảo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200: Mục tiêu tổng thể của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán khi thực hiện kiểm toán theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (Ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Hướng dẫn đoạn 07(a) Chuẩn mực kiểm toán số 505 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC:
Các thủ tục xác nhận từ bên ngoài thường được thực hiện để xác nhận hoặc yêu cầu cung cấp thông tin liên quan tới các số dư tài khoản và các yếu tố cấu thành các số dư tài khoản đó. Các thủ tục này cũng có thể được sử dụng để xác nhận các điều khoản của thỏa thuận, hợp đồng, hoặc giao dịch giữa đơn vị được kiểm toán và các bên khác, hoặc để xác nhận việc bị thiếu các điều khoản nhất định, như “thỏa thuận phụ”.
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 505: Thông tin xác nhận từ bên ngoài (Phần 5)