PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC (Phần 12)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC (Phần 11)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán báo cáo tài chính theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán số 220. Cụ thể như sau:
Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị nhỏ (hướng dẫn đoạn 20 – 21 của Chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
- Ngoài việc kiểm toán báo cáo tài chính các tổ chức niêm yết, soát xét việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán cũng có thể được áp dụng cho các cuộc kiểm toán khác theo quy định của doanh nghiệp kiểm toán.
- Trong một số trường hợp, kiểm toán đơn vị nhỏ không cần phải thực hiện quy trình soát xét nếu không đáp ứng đủ các tiêu chuẩn cần phải thực hiện quy trình soát xét theo quy định của doanh nghiệp kiểm toán.
Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC |
Chuẩn mực kiểm toán số 220: Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC (Phần 13)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Lưu ý khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công (hướng dẫn đoạn 20 – 21 của Chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
- Khi kiểm toán các đơn vị trong lĩnh vực công, một kiểm toán viên được pháp luật chỉ định có thể giữ vai trò tương đương với thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán và có trách nhiệm tổng thể đối với cuộc kiểm toán.
Khi đó, việc lựa chọn người soát xét việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán cần lưu ý đến yêu cầu về tính độc lập đối với đơn vị được kiểm toán và khả năng đưa ra đánh giá khách quan của người soát xét.
- Các tổ chức niêm yết như đề cập trong đoạn 21 và A28 của Chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC không phổ biến trong lĩnh vực công. Tuy nhiên, có thể có những doanh nghiệp công được xem là quan trọng do quy mô, độ phức tạp hoặc có liên quan đến lợi ích công chúng, nên có nhiều cá nhân hoặc tổ chức quan tâm đến doanh nghiệp, như các công ty nhà nước, các công ty cung cấp dịch vụ công cộng.
Quá trình chuyển đổi liên tục trong lĩnh vực công cũng có thể làm xuất hiện những loại hình doanh nghiệp quan trọng mới.
Không có tiêu chuẩn cố định nào làm cơ sở quyết định mức độ quan trọng của đơn vị trong lĩnh vực công. Tuy nhiên, khi kiểm toán đơn vị trong lĩnh vực công, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán cần đánh giá tầm quan trọng của đơn vị đó để quyết định thực hiện quy trình soát xét việc kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán.
Giám sát (hướng dẫn đoạn 23 của Chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC):
- Đoạn 48 Chuẩn mực kiểm soát chất lượng VSQC 1 yêu cầu doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng một quy trình giám sát để có sự đảm bảo hợp lý rằng các chính sách và thủ tục liên quan đến hệ thống kiểm soát chất lượng là phù hợp, đầy đủ và hoạt động hữu hiệu.
- Khi xem xét các khiếm khuyết trong hệ thống kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kiểm toán có thể tác động đến cuộc kiểm toán, thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán có thể tham khảo đến các thủ tục mà doanh nghiệp kiểm toán thực hiện để khắc phục các khiếm khuyết này mà thành viên Ban giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán cho là phù hợp với hoàn cảnh cuộc kiểm toán.
- Một khiếm khuyết trong hệ thống kiểm soát chất lượng của doanh nghiệp kiểm toán không đồng nghĩa với việc một cuộc kiểm toán nào đó không được thực hiện theo các chuẩn mực nghề nghiệp, pháp luật và các quy định có liên quan, hoặc cũng không có nghĩa báo cáo kiểm toán là không phù hợp.
Ghi chép về việc tham khảo ý kiến tư vấn (hướng dẫn đoạn 24(d) của Chuẩn mực kiểm toán số 220 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC)
Các giấy tờ làm việc của kiểm toán viên phải ghi chép việc tham khảo ý kiến tư vấn liên quan đến các vấn đề phức tạp hoặc dễ gây tranh cãi phải được hoàn thiện một cách đầy đủ và chi tiết về:
- Vấn đề đã tham khảo ý kiến tư vấn.
- Kết quả tham khảo ý kiến tư vấn, bao gồm các quyết định được đưa ra, cơ sở của quyết định đó và cách thức thực hiện.
Click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.