PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục hướng dẫn Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán qua bài viết sau đây:
>> Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán (Phần 8)
>> Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán (Phần 7)
Căn cứ vào Hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 1: Kiểm soát chất lượng doanh nghiệp thực hiện kiểm toán, soát xét báo cáo tài chính, dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác (VSQC1) (sau đây gọi tắt là Chuẩn mực kiểm toán số 1) theo quy định tại Thông tư 214/2012/TT-BTC, bài viết tiếp tục hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kiểm toán số 1. Cụ thể như sau:
Doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng các chính sách và thủ tục để có sự đảm bảo hợp lý rằng:
- Việc tham khảo ý kiến tư vấn thích hợp phải được thực hiện đối với các vấn đề phức tạp hoặc dễ gây tranh cãi.
- Có sẵn nguồn lực thỏa đáng để có thể thực hiện việc tham khảo ý kiến tư vấn thích hợp.
- Nội dung, phạm vi, kết luận từ việc tham khảo ý kiến tư vấn phải được lưu lại và phải được bên tham khảo ý kiến và bên tư vấn cùng thống nhất.
- Các kết luận từ việc tham khảo ý kiến tư vấn phải được thực hiện (xem hướng dẫn tại đoạn A36 - A40 của Chuẩn mực kiểm toán số 1 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán |
Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán (Phần 9)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(i) Doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng các chính sách và thủ tục yêu cầu phải thực hiện soát xét việc kiểm soát chất lượng đối với các hợp đồng dịch vụ, để đánh giá khách quan về các xét đoán quan trọng của nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ và các kết luận của nhóm để hình thành báo cáo. Các chính sách và thủ tục đó phải:
- Yêu cầu soát xét việc kiểm soát chất lượng đối với tất cả các cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của tổ chức niêm yết.
- Đưa ra các tiêu chí để đánh giá tất cả các cuộc kiểm toán và soát xét báo cáo tài chính, cũng như các hợp đồng dịch vụ đảm bảo và các dịch vụ liên quan khác nhằm xác định xem có phải thực hiện việc soát xét kiểm soát chất lượng hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A41 của Chuẩn mực kiểm toán số 1 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
- Yêu cầu soát xét việc kiểm soát chất lượng đối với tất cả các hợp đồng dịch vụ đáp ứng các tiêu chí đưa ra theo quy định nêu trên (nếu có).
(ii) Doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng các chính sách và thủ tục quy định nội dung, lịch trình và phạm vi thực hiện soát xét việc kiểm soát chất lượng của hợp đồng dịch vụ.
Các chính sách và thủ tục đó phải quy định rằng báo cáo về hợp đồng dịch vụ không được đề ngày lập trước khi hoàn thành soát xét việc kiểm soát chất lượng của hợp đồng dịch vụ (xem hướng dẫn tại đoạn A42 - A43 của Chuẩn mực kiểm toán số 1 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
(iii) Doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng các chính sách và thủ tục để quy định việc soát xét kiểm soát chất lượng hợp đồng dịch vụ phải bao gồm:
- Thảo luận các vấn đề quan trọng với thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể hợp đồng dịch vụ.
- Soát xét báo cáo tài chính hoặc các thông tin khác và dự thảo báo cáo.
- Soát xét tài liệu, hồ sơ thực hiện hợp đồng dịch vụ được lựa chọn liên quan đến các xét đoán quan trọng và các kết luận của nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ.
- Đánh giá các kết luận của nhóm thực hiện hợp đồng dịch vụ để hình thành báo cáo và xem xét liệu dự thảo báo cáo có phù hợp hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A44 của Chuẩn mực kiểm toán số 1 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
(iv) Đối với cuộc kiểm toán báo cáo tài chính của các tổ chức niêm yết, doanh nghiệp kiểm toán phải xây dựng các chính sách và thủ tục để quy định việc soát xét kiểm soát chất lượng của cuộc kiểm toán phải xem xét các vấn đề sau:
- Đánh giá của nhóm kiểm toán về tính độc lập của doanh nghiệp kiểm toán liên quan đến cuộc kiểm toán cụ thể.
- Liệu nhóm kiểm toán đã tham khảo ý kiến tư vấn cần thiết về các vấn đề còn khác biệt về quan điểm, các vấn đề phức tạp hoặc dễ gây tranh cãi hay chưa, và các kết luận từ việc tham khảo ý kiến tư vấn.
- Liệu tài liệu, hồ sơ được lựa chọn để soát xét có phản ánh các công việc đã được thực hiện liên quan đến các xét đoán quan trọng và có hỗ trợ cho các kết luận của nhóm kiểm toán hay không (xem hướng dẫn tại đoạn A45 - A46 của Chuẩn mực kiểm toán số 1 ban hành kèm theo Thông tư 214/2012/TT-BTC).
Quý khách hàng xem tiếp tục >> Chuẩn mực kiểm toán số 1: Kiểm soát chất lượng DN thực hiện kiểm toán (Phần 10).