Trong năm 2024, cách tính chiết khấu đối với hàng hóa được quy định như thế nào? Ví dụ cụ thể về tính chiết khấu đối với hàng hóa? – Thu Trang (Bà Rịa – Vũng Tàu).
>> Quy định về rút lại giá đã trả khi đấu giá hàng hóa 2024, từ chối mua hàng hóa
>> Các đối tượng không được tham gia đấu giá hàng hóa 2024
Chiết khấu là từ được sử dụng phổ biến trong kinh doanh, được hiểu là việc doanh nghiệp giảm giá niêm yết của hàng hóa, dịch vụ theo một tỷ lệ phần trăm nhất định (một khoản giảm giá hoặc nhượng bộ về giá).
Lưu ý: Trong các giao dịch kinh doanh, chiết khấu cũng có thể được coi là một khoản khấu trừ trong giá hàng hóa, dịch vụ. Người bán trừ một phần trong tổng giá và người mua phải trả số tiền ròng còn lại.
Doanh nghiệp thực hiện việc chiết khấu đối với hàng hóa, dịch vụ của mình nhằm để khuyến khích người mua đặt hàng và thanh toán.
Hàng hóa A được niêm yết với giá 1.000.000 đồng, doanh nghiệp thực hiện chiết khấu 5%. Điều này có nghĩa là khách hàng khi mua hàng hóa A chỉ cần trả 950.000 đồng (vì được chiết khấu 5% x 1.000.000 đồng = 50.000 đồng).
Hay một ví dụ khác, hàng hóa B được niêm yết với giá 500.000 đồng, doanh nghiệp thực hiện giảm giá 50.000 đồng. Như vậy, mức chiết khấu đối với hàng hóa B là 10% (50.000 đồng : 500.000 đồng).
Cách tính chiếu khấu hàng hóa như sau: Tỷ lệ chiết khấu = (Giá niêm yết – Giá sau khi giảm)/Giá niêm yết |
Toàn văn File word Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn (cập nhật ngày 20/12/2022) |
Cách tính chiết khấu 2024 và ví dụ cụ thể
Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp muốn khuyến khích khách hàng mua hàng hóa của mình nhiều hơn nên đưa ra mức chiết khấu hấp dẫn nếu khách hàng mua lượng hàng hóa nhiều. Ví dụ: Doanh nghiệp đưa ra chính sách ai mua hàng hóa có giá trị từ 2.000.000 đồng trở lên được chiết khấu 20% (tức là giảm 400.000 đồng). Với chính sách chiết khấu nêu trên, nhiều khách hàng thay vì chỉ mua lượng hàng hóa dưới 1.600.000 đồng là đã đủ với nhu cầu của mình, nay nhờ chiết khấu nên họ mua thêm cho đủ 2.000.000 đồng.
Điều 5. Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại – Nghị định 81/2018/NĐ-CP Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, dùng để khuyến mại thực hiện theo quy định của Luật thương mại và các quy định cụ thể sau: 1. Hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, sữa thay thế sữa mẹ, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc) dịch vụ khám, chữa bệnh của cơ sở y tế công lập, dịch vụ giáo dục của cơ sở công lập, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ khác bị cấm khuyến mại theo quy định của pháp luật. 2. Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại không bao gồm rượu, xổ số, thuốc lá, thuốc chữa bệnh cho người kể cả các loại thuốc đã được phép lưu thông theo quy định của Bộ Y tế (trừ trường hợp khuyến mại cho thương nhân kinh doanh thuốc), hàng hóa, dịch vụ bị cấm lưu hành tại Việt Nam và các hàng hóa, dịch vụ bị cấm khuyến mại khác theo quy định của pháp luật. 3. Tiền có thể được sử dụng như hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại trừ các trường hợp khuyến mại theo quy định tại các Điều 8, Điều 10, Điều 11 Nghị định này. Điều 6. Hạn mức tối đa về giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại – Nghị định 81/2018/NĐ-CP 1. Giá trị vật chất dùng để khuyến mại cho một đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại không được vượt quá 50% giá của đơn vị hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại đó trước thời gian khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng các hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8, Khoản 2 Điều 9, Điều 12, Điều 13, Điều 14 Nghị định này. 2. Tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại mà thương nhân thực hiện trong một chương trình khuyến mại không được vượt quá 50% tổng giá trị của hàng hóa, dịch vụ được khuyến mại, trừ trường hợp khuyến mại bằng hình thức quy định tại Khoản 8 Điều 92 Luật thương mại, Điều 8 và Khoản 2 Điều 9 Nghị định này. 3. Giá trị hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Trường hợp thương nhân thực hiện khuyến mại không trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hàng hóa hoặc không trực tiếp cung ứng dịch vụ dùng để khuyến mại, giá trị được tính bằng giá thanh toán của thương nhân thực hiện khuyến mại để mua hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại hoặc giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại tại thời điểm công bố; b) Hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là hàng hóa của thương nhân đó trực tiếp sản xuất, nhập khẩu hoặc cung ứng dịch vụ, giá trị được tính bằng giá thành hoặc giá nhập khẩu của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại. 4. Trong các trường hợp tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung (giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại) thì áp dụng hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại là 100%. Hạn mức tối đa về giá trị của hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại 100% cũng được áp dụng đối với các hoạt động khuyến mại trong khuôn khổ các chương trình, hoạt động xúc tiến thương mại do Thủ tướng Chính phủ quyết định. 5. Chương trình khuyến mại tập trung theo quy định tại Khoản 4 Điều này gồm: a) Chương trình do cơ quan nhà nước (cấp trung ương và cấp tỉnh) chủ trì tổ chức, trong một khoảng thời gian xác định, theo hình thức giờ, ngày, tuần, tháng, mùa khuyến mại nhằm thực hiện các chính sách phát triển kinh tế có mục tiêu của Quốc gia, của địa phương. Nhà nước có chính sách khuyến khích việc tổ chức các chương trình khuyến mại tập trung. Mọi thương nhân đều được quyền tham gia vào các chương trình; b) Các đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết theo quy định của pháp luật lao động, gồm: - Đợt Tết Âm lịch: 30 ngày ngay trước ngày đầu tiên của năm Âm lịch; - Các ngày nghỉ lễ, tết khác. Thời hạn khuyến mại của từng đợt khuyến mại vào các dịp lễ, tết không được vượt quá thời gian nghỉ của các dịp lễ, tết tương ứng theo quy định của pháp luật lao động. |