Các trường hợp đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục từ 20/11/2024 được quy định tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
>> Quy định về giá trần bản chào của nhà máy thuỷ điện từ ngày 25/11/2024
Căn cứ khoản 1 Điều 110 Nghị định 125/2024/NĐ-CP, tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bị đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(i) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
(ii) Trong quá trình hoạt động, không duy trì được một trong các điều kiện quy định tại Điều 106, Điều 108 Nghị định 125/2024/NĐ-CP.
>>Xem thêm bài viết:
Điều kiện cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục từ 20/11/2024
(iii) Thực hiện hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục trái nguyên tắc theo quy định dẫn đến việc công nhận kết quả kiểm định chất lượng giáo dục không đúng với thực tế.
(iv) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Nghị định 125/2024/NĐ-CP đã bãi bỏ trường hợp đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục do có giấy phép hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục được cấp không đúng thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 1 Điều 101 Nghị định 46/2017/NĐ-CP.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp nêu trên (khoản 2 Điều 110 Nghị định 125/2024/NĐ-CP).
Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Các trường hợp đình chỉ hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục từ 20/11/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
(i) Điều kiện cho phép thành lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục tư thục từ 20/11/2024
Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY
(ii) Trường hợp thu hồi quyết định công nhận tổ chức kiểm định giáo dục nước ngoài tại Việt Nam từ 20/11/2024
Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY
(iii) 05 trường hợp giải thể tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục từ 20/11/2024
Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY
Căn cứ khoản 2 Điều 2 Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT, kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá và công nhận mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác.
Kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm các hoạt động sau:
- Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục (gọi tắt là kiểm định trường).
Kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục được áp dụng đối với tất cả các cơ sở giáo dục của các cấp học và trình độ đào tạo.
- Kiểm định chất lượng chương trình giáo dục (gọi tắt là kiểm định chương trình).
Kiểm định chất lượng chương trình giáo dục được áp dụng đối với các chương trình giáo dục các trình độ đào tạo trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ.
Căn cứ khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 12 Thông tư 61/2012/TT-BGDĐT, cơ cấu tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục có:
- Giám đốc, Phó Giám đốc, Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục.
- Văn phòng và các phòng chuyên môn để triển khai các hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.
Lưu ý: Giám đốc, Phó Giám đốc và các thành viên của Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục phải đáp ứng các tiêu chuẩn đối với kiểm định viên.
Trong đó:
Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do Nhà nước thành lập được Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo bổ nhiệm. Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục do tổ chức, cá nhân thành lập, sẽ do người đứng đầu tổ chức sáng lập hoặc do cá nhân sáng lập tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục bổ nhiệm.
Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quyết định thành lập Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục và các phòng chuyên môn để triển khai các hoạt động của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục.
Thành phần của Hội đồng kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm lãnh đạo của tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục; lãnh đạo các phòng chuyên môn; một số kiểm định viên; đại diện một số bộ, ngành, cơ sở giáo dục, doanh nghiệp và tổ chức xã hội nghề nghiệp có liên quan.
Hội đồng có Tổ thư ký giúp việc cho Hội đồng (trong đó Tổ trưởng Tổ thư ký là 01 thành viên của Hội đồng) do Chủ tịch Hội đồng đề nghị Giám đốc tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục quyết định thành lập.