PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP tiếp tục các quy định về chỉ định thầu từ năm 2024 qua bài viết sau đây:
>> Các quy định về chỉ định thầu từ năm 2024
>> Sắp cắt giảm hàng loạt điều kiện PCCC để gỡ khó khăn cho doanh nghiệp
Ngày 23/6/2023, Quốc Hội đã ban hành Luật Đấu thầu 2023. Luật này sẽ chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2024.
Thủ tục chỉ định thầu được thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3, 5 và 6 Điều 23 Luật Đấu thầu 2023, cụ thể như sau:
Đối với gói thầu quy định tại mục 1.1, 1.2 và 1.3 của Phần 1 bài viết, chủ đầu tư quyết định, chịu trách nhiệm việc chỉ định thầu theo quy trình rút gọn cho nhà thầu có năng lực, kinh nghiệm để thực hiện ngay gói thầu.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày bắt đầu thực hiện gói thầu, các bên phải hoàn thiện thủ tục chỉ định thầu bao gồm các bước sau:
- Chuẩn bị và gửi dự thảo hợp đồng cho nhà thầu.
- Hoàn thiện hợp đồng.
- Trình, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà thầu.
- Ký kết và quản lý thực hiện hợp đồng.
Danh sách văn bản Trung ương mới nhất [Cập nhật liên tục và kịp thời] |
Các quy định về chỉ định thầu từ năm 2024 (Phần 2)
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Việc thực hiện chỉ định thầu đối với gói thầu quy định từ mục 1.4 đến mục 1.12 Phần 1 bài viết phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Có quyết định đầu tư dược phê duyệt đối với dự án, trừ gói thầu tư vấn phục vụ công tác chuẩn bị dự án.
- Có kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt.
- Đã được bố trí vốn để thực hiện gói thầu.
- Có dự toán được phê duyệt theo quy định, trừ gói thầu EP, EC, EPC, gói thầu chìa khóa trao tay.
Việc chỉ định thầu phải được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày kể từ ngày phê duyệt hồ sơ yêu cầu đến ngày ký kết hợp đồng; trường hợp gói thầu có quy mô lớn, phức tạp không quá 90 ngày.
Trường hợp gói thầu quy định tại mục 1 Phần 1 bài viết đáp ứng điều kiện chỉ định thầu quy định tại mục 2.2 bên trên nhưng vẫn có thể áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu khác sau đây thì khuyến khích người có thẩm quyền quyết định áp dụng hình thức khác để lựa chọn nhà thầu:
- Đấu thầu rộng rãi.
- Đấu thầu hạn chế.
- Chào hàng cạnh tranh.
- Mua sắm trực tiếp.
Điều 25. Mua sắm trực tiếp – Luật Đấu thầu 2023 1. Mua sắm trực tiếp được áp dụng đối với gói thầu mua sắm hàng hóa tương tự thuộc dự án, dự toán mua sắm của cùng một chủ đầu tư hoặc chủ đầu tư khác và đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều này. 2. Mua sắm trực tiếp được thực hiện khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) Nhà thầu đã trúng thầu thông qua đấu thầu rộng rãi hoặc đấu thầu hạn chế và đã ký hợp đồng thực hiện gói thầu trước đó; b) Chủ đầu tư chỉ được áp dụng mua sắm trực tiếp một lần đối với các loại hàng hóa thuộc gói thầu và khối lượng từng hạng mục công việc nhỏ hơn 130% so với khối lượng hạng mục tương ứng thuộc gói thầu đã ký hợp đồng trước đó, không bao gồm khối lượng của tùy chọn mua thêm (nếu có); c) Đơn giá của các phần việc thuộc gói thầu áp dụng mua sắm trực tiếp không được vượt đơn giá của các phần việc tương ứng thuộc gói thầu tương tự đã ký hợp đồng trước đó, đồng thời, phù hợp với giá thị trường tại thời điểm hoàn thiện hợp đồng; d) Thời gian từ khi ký hợp đồng của gói thầu trước đó đến ngày phê duyệt kết quả mua sắm trực tiếp không quá 12 tháng. 3. Trường hợp nhà thầu thực hiện hợp đồng trước đó không có khả năng tiếp tục thực hiện gói thầu mua sắm trực tiếp thì được áp dụng mua sắm trực tiếp đối với nhà thầu khác nếu nhà thầu đó đáp ứng đủ các yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm, kỹ thuật và giá theo hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu trước đó. |
Quý khách click >> VÀO ĐÂY để quay lại từ đầu.