Có những phương pháp so sánh về giá đối với hàng hóa dịch vụ từ ngày 01/7/2024?
>> Quy định về doanh nghiệp bán buôn và mua buôn từ ngày 23/8/2024
Ngày 01/07/2024, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 45/2024/TT-BTC về phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá. Trong đó, các phương pháp so sánh về giá đối với hàng hóa dịch vụ từ ngày 01/7/2024 được quy định chi tiết tại Điều 13, 14, 15 Thông tư 45/2024/TT-BTC như sau:
Căn cứ Điều 13 Thông tư 45/2024/TT-BTC, phương pháp so sánh thông qua thu thập thông tin về giá được quy định như sau:
(i) Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân lập phương án giá chịu trách nhiệm toàn diện về tính trung thực của quá trình thu thập thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ; cơ quan, tổ chức thẩm định phương án giá có trách nhiệm kiểm tra sự phù hợp của việc sử dụng các thông tin thu thập trong phương án giá.
(ii) Hàng hóa, dịch vụ so sánh
- Hàng hóa, dịch vụ so sánh là hàng hóa, dịch vụ giống hệt về các đặc tính so với hàng hóa, dịch vụ cần định giá.
- Trường hợp không thu thập được thông tin của hàng hóa, dịch vụ giống hệt quy định nêu trên tại khoản này thì hàng hóa, dịch vụ so sánh là hàng hóa, dịch vụ có nhiều đặc tính gần giống nhất so với hàng hóa, dịch vụ cần định giá như: quy cách, chất lượng, tính năng, tác dụng, mục đích sử dụng, thời gian sản xuất, đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, hình dáng, kích thước, nguyên lý cấu tạo, các thông số kỹ thuật chủ yếu, nguồn gốc xuất xứ, công nghệ sản xuất, đặc điểm pháp lý, vận chuyển, lưu thông, phân phối và một số yếu tố khác.
- Hàng hóa, dịch vụ trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh không áp dụng quy định tại gạch đầu dòng thứ hai khoản này.
(iii) Thông tin về giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh phải được thu thập tại thời điểm xác định giá hoặc thời điểm gần nhất trong phạm vi 24 tháng tính từ thời điểm xác định giá trở về trước theo nguyên tắc ưu tiên lựa chọn thông tin tại thời điểm gần nhất và địa điểm gần nhất (trong nước hoặc nước ngoài) với hàng hóa, dịch vụ cần xác định giá căn cứ vào ít nhất một trong các tài liệu sau:
- Giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, thẩm định, công bố, cung cấp;
- Giá thực tế giao dịch thành công của các tổ chức, cá nhân ghi trên hóa đơn bán hàng theo quy định, giá ghi trên hợp đồng mua bán.
- Giá trúng đấu thầu, đấu giá; giá nhập khẩu theo tờ khai hải quan hoặc do cơ quan hải quan cung cấp.
- Giá trên báo giá, chào giá của đơn vị sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có đầy đủ thông tin về tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) và đóng dấu của đơn vị, thời điểm cung cấp thông tin, hiệu lực của báo giá, chào giá (nếu có).
- Giá thu thập được qua mạng Internet hoặc qua các phương tiện thông tin đại chúng hoặc báo cáo của các hội, hiệp hội hoặc qua cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài hoặc qua thư điện tử.
- Giá do cá nhân, tổ chức khảo sát và thu thập trên thị trường được lập dưới dạng phiếu khảo sát thông tin bao gồm thông tin về tên, nhãn hiệu, địa điểm, giá thu thập được, các thông số kỹ thuật cơ bản và thông tin liên quan khác (nếu có) và phải có chữ ký của cá nhân, các thành viên của tổ chức thu thập thông tin.
Cá nhân, tổ chức thực hiện khảo sát và thu thập thông tin chịu trách nhiệm toàn diện về tính trung thực của quá trình thu thập thông tin và kết quả thu thập thông tin.
- Giá trong các cơ sở dữ liệu về giá; giá hàng hóa, dịch vụ thu thập từ thông tin khác theo quy định của pháp luật.
(iv) Trường hợp giá thu thập được có đơn vị tính giá là ngoại tệ thì quy đổi thành Đồng Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ bán ra của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam công bố tại thời điểm xác định giá.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Các phương pháp so sánh về giá đối với hàng hóa dịch vụ từ ngày 01/7/2024
(Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 14 Thông tư 45/2024/TT-BTC, phương pháp so sánh thông qua phân tích thông tin được quy định như sau:
(i) Xác định các yếu tố so sánh của hàng hóa, dịch vụ cần định giá như: quy cách, chất lượng, tính năng, tác dụng, mục đích sử dụng, thời gian sản xuất, đặc điểm kinh tế, kỹ thuật, hình dáng, kích thước, nguyên lý cấu tạo, các thông số kỹ thuật chủ yếu, nguồn gốc xuất xứ, công nghệ sản xuất, đặc điểm pháp lý, vận chuyển, lưu thông, phân phối và một số yếu tố khác (nếu có); thuê tổ chức có chức năng giám định về tình trạng kinh tế, kỹ thuật, chất lượng của hàng hóa, dịch vụ nếu thấy cần thiết.
(ii) Phân tích để lựa chọn ít nhất 03 thông tin hàng hóa, dịch vụ so sánh của 03 đơn vị cung ứng khác nhau. Trường hợp không có đủ 03 thông tin hàng hóa, dịch vụ so sánh thì thực hiện so sánh theo số lượng thực tế thu thập được.
(iii) Phân tích các thông tin liên quan của hàng hóa, dịch vụ so sánh, phân tích các yếu tố so sánh chủ yếu tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ cần định giá và điều chỉnh giá theo nguyên tắc sau:
- Lấy hàng hóa, dịch vụ cần định giá làm chuẩn để điều chỉnh giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh theo các yếu tố so sánh của hàng hóa, dịch vụ cần định giá.
Khi điều chỉnh giá theo sự khác biệt của một yếu tố so sánh thì cố định những yếu tố so sánh còn lại (coi như giống nhau).
Những yếu tố ở hàng hóa, dịch vụ cần định giá kém hơn so với hàng hóa, dịch vụ so sánh thì điều chỉnh giảm (-) mức giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh. Những yếu tố ở hàng hóa, dịch vụ cần định giá vượt trội hơn so với hàng hóa, dịch vụ so sánh thì điều chỉnh tăng (+) mức giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh. Những yếu tố ở hàng hóa, dịch vụ cần định giá giống với hàng hóa, dịch vụ so sánh thì giữ nguyên mức giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh.
Mức điều chỉnh giá do sự khác biệt về các yếu tố so sánh có thể được thực hiện theo số tiền tuyệt đối hoặc theo tỷ lệ % tăng, giảm so với giá hàng hóa, dịch vụ so sánh.
Khi điều chỉnh giá hàng hóa, dịch vụ so sánh theo từng yếu tố so sánh thì điều chỉnh các yếu tố so sánh theo số tiền tuyệt đối trước, điều chỉnh theo tỷ lệ % sau.
Giá sau khi điều chỉnh theo số tiền tuyệt đối được sử dụng cho điều chỉnh theo tỷ lệ %.
Tổng giá trị điều chỉnh của hàng hóa, dịch vụ so sánh là tổng mức điều chỉnh theo các yếu tố so sánh với dấu âm (điều chỉnh giảm) và dấu dương (điều chỉnh tăng).
Mức giá hàng hóa, dịch vụ sau điều chỉnh bằng mức giá của hàng hóa, dịch vụ so sánh cộng (+) hoặc trừ (-) tổng giá trị điều chỉnh của hàng hóa, dịch vụ so sánh đó.
Xác định mức giá cho hàng hóa, dịch vụ cần định giá bằng cách lấy mức giá sau điều chỉnh đại diện chung của hàng hóa, dịch vụ so sánh hoặc bằng mức giá trung bình của các mức giá sau điều chỉnh của hàng hóa, dịch vụ so sánh.
Mức giá đại diện chung của hàng hóa, dịch vụ so sánh là mức giá sau điều chỉnh của mỗi hàng hóa, dịch vụ so sánh được chọn theo các tiêu chí sau:
- Hàng hóa, dịch vụ so sánh có số lần điều chỉnh giá ít nhất.
- Hàng hóa, dịch vụ so sánh có tỷ lệ điều chỉnh của mỗi yếu tố so sánh nhỏ nhất.
- Hàng hóa, dịch vụ so sánh có tổng giá trị điều chỉnh thuần nhỏ nhất.
- Trường hợp không xác định được tỷ lệ điều chỉnh và mức điều chỉnh cụ thể của các yếu tố so sánh: thuyết minh cơ sở tính toán để xác định mức giá hàng hóa, dịch vụ cần định giá.
Căn cứ Điều 15 Thông tư 45/2024/TT-BTC, phương pháp so sánh thông qua việc xác định giá được quy định như sau:
(i) Giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá, giá cụ thể của hàng hóa, dịch vụ cần định giá được xác định trên cơ sở các thông tin thu thập, phân tích quy định tại Mục 1, Mục 2 Thông tư 45/2024/TT-BTC bảo đảm mức giá xác định phù hợp với nguyên tắc, căn cứ định giá quy định tại Điều 22 Luật Giá 2023.
(ii) Trường hợp định giá cụ thể hàng hóa, dịch vụ thuộc diện nhà nước định giá tối đa, giá tối thiểu, khung giá: Giá cụ thể xác định theo quy định tại khoản (i) Mục này và nằm trong phạm vi khung giá, không cao hơn giá tối đa, không thấp hơn giá tối thiểu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.