Từ ngày 01/01/2025, các loại đường cao tốc Nhà nước thu phí sử dụng được quy định chi tiết tại Luật Đường bộ 2024.
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 11/9/2024
>> Hướng dẫn các doanh nghiệp, người lao động quyên góp ủng hộ đồng bào vùng lũ lụt miền Bắc
Căn cứ khoản 1 Điều 50 Luật Đường bộ 2024, Nhà nước thu phí sử dụng đường cao tốc đối với phương tiện lưu thông trên đường cao tốc thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và trực tiếp quản lý, khai thác, bao gồm:
(i) Đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo hình thức đầu tư công.
(ii) Đường cao tốc được đầu tư theo các hình thức khác khi kết thúc hợp đồng, chuyển giao cho Nhà nước.
Như vậy, từ ngày 01/01/2025, các loại đường cao tốc Nhà nước thu phí sử dụng bao gồm đường cao tốc do Nhà nước đầu tư theo hình thức đầu tư công; Đường cao tốc được đầu khi kết thúc hợp đồng và được chuyển giao cho Nhà nước.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Các loại đường cao tốc Nhà nước thu phí sử dụng từ 01/01/2025 (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 50 Luật Đường bộ 2024, việc quản lý, sử dụng các nguồn thu từ phí sử dụng đường cao tốc được quy định như sau:
(i) Cơ quan quản lý đường bộ tổ chức khai thác tài sản nộp số phí thu được vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.
(ii) Tổ chức nhận nhượng quyền thu phí, nhượng quyền kinh doanh - quản lý nộp số tiền nhận nhượng quyền vào ngân sách nhà nước; số tiền phí thu được trong thời gian thực hiện hợp đồng chuyển nhượng không phải nộp ngân sách nhà nước, trừ phần doanh thu phải chia sẻ cho Nhà nước theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 49 Luật Đường bộ 2024, Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các tổ chức khác thực hiện quản lý, vận hành, khai thác, bảo trì, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc theo quy định tại Chương II Luật Đường bộ 2024 và các quy định sau đây:
(i) Ứng dụng giao thông thông minh trong quản lý, vận hành, khai thác và bảo trì kết cấu hạ tầng đường cao tốc nhằm cung cấp các thông tin cần thiết cho người tham gia giao thông đường bộ; phát hiện, cảnh báo và xử lý sự cố trên đường cao tốc; theo dõi phương tiện, thu thập, quản lý và khai thác dữ liệu giao thông.
(ii) Công tác kiểm tra, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường cao tốc được thực hiện thường xuyên, kịp thời xử lý sự cố trên đường cao tốc.
(iii) Đối với các hạng mục liên quan đến an toàn xe chạy, các công trình cầu, hầm đường bộ và các công trình, thiết bị liên quan đến an toàn trong vận hành, khai thác phải được kiểm tra đánh giá thường xuyên, định kỳ; sửa chữa, khắc phục kịp thời.
(iv) Việc khai thác tài sản kết cấu hạ tầng đường cao tốc thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 46. Chính sách phát triển đường cao tốc - Luật Đường bộ 2024 Chính sách phát triển đường cao tốc thực hiện theo quy định tại Điều 4 của Luật này và các quy định sau đây: 1. Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân sử dụng các nguồn lực tham gia đầu tư, xây dựng, vận hành, khai thác và bảo trì công trình đường cao tốc theo phương thức đối tác công tư và hình thức khác theo quy định của pháp luật; 2. Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước để đầu tư, xây dựng các dự án có yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh; dự án đi qua địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; dự án kết nối tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội và dự án khác không thu hút được nguồn vốn ngoài ngân sách; 3. Nhà nước ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, nguồn lực khác trong các trường hợp sau đây: a) Thực hiện nghĩa vụ của Nhà nước theo quy định của pháp luật và hợp đồng dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư; b) Mở rộng, nâng cấp đường cao tốc đang đầu tư hoặc đã khai thác theo quy mô phân kỳ. |