Trong năm 2024, pháp luật quy định như thế nào về những hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền bị cấm? – Nguyên Phương (Bà Rịa – Vũng Tàu).
>> Quy định doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, độc quyền 2024
>> Những trường hợp miễn trừ với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm 2024
Căn cứ khoản 1 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018, doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm thực hiện hành vi sau đây:
(i) Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh.
(ii) Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng.
(iii) Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng.
(iv) Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác.
(v) Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác.
(vi) Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác.
(vii) Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.
Toàn văn File word Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn (cập nhật ngày 20/12/2022) |
Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền bị cấm 2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 27 Luật Cạnh tranh 2018, doanh nghiệp được xem là có vị trí độc quyền bị cấm thực hiện hành vi sau đây:
(i) Hành vi quy định tại các điểm (ii), (iii), (iv), (v) và (vi) Mục 1 nêu trên.
(ii) Áp đặt điều kiện bất lợi cho khách hàng.
(iii) Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đã giao kết mà không có lý do chính đáng.
(iv) Hành vi lạm dụng vị trí độc quyền bị cấm theo quy định của luật khác.
Căn cứ Điều 28 Luật Cạnh tranh 2018, nhà nước kiểm soát doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước bằng các biện pháp sau đây:
(i) Quyết định giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước.
(ii) Quyết định số lượng, khối lượng, phạm vi thị trường của hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước.
(iii) Định hướng, tổ chức các thị trường liên quan đến hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực độc quyền nhà nước theo quy định của Luật Cạnh tranh 2018 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Lưu ý: Khi doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực độc quyền nhà nước thực hiện hoạt động kinh doanh khác ngoài lĩnh vực độc quyền nhà nước thì hoạt động kinh doanh đó của doanh nghiệp không chịu sự điều chỉnh quy định tại khoản (i) Mục này nhưng vẫn chịu sự điều chỉnh của quy định khác của Luật Cạnh tranh 2018.
Điều 2. Đối tượng áp dụng - Luật Cạnh tranh 2018 1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) bao gồm cả doanh nghiệp sản xuất, cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích, doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực thuộc độc quyền nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam. 2. Hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam. 3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài có liên quan. Điều 25. Doanh nghiệp có vị trí độc quyền - Luật Cạnh tranh 2018 Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan. |