Người sử dụng đất là cá nhân khi có hành vi bỏ hoang đất có thể bị phạt lên đến 20 triệu đồng theo quy định tại Nghị định 123/2024/NĐ-CP.
>> Hồ sơ chuyển nhượng dự án bất động sản theo quy định mới nhất
Căn cứ Điều 24 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, trường hợp không sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 12 tháng liên tục, đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục, đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục sẽ áp dụng các mức xử phạt hành chính như sau:
(i) Hành vi không sử dụng đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản trong thời hạn 12 tháng liên tục thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 héc ta.
- Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta trở lên.
(ii) Hành vi không sử dụng đất trồng cây lâu năm trong thời hạn 18 tháng liên tục thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 héc ta.
- Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta;
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta trở lên.
(iii) Hành vi không sử dụng đất trồng rừng trong thời hạn 24 tháng liên tục thì hình thức và mức xử phạt như sau:
- Phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng đối với diện tích đất dưới 0,5 héc ta.
- Phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng đối với diện tích đất từ 0,5 héc ta đến dưới 01 héc ta.
- Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với diện tích đất từ 01 héc ta trở lên.
Ngoài ra, ngoài mức xử phạt hành chính nêu trên còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi bỏ hang đất là buộc người sử dụng đất phải đưa đất vào sử dụng trong thời hạn 60 ngày đối với hành vi quy định tại khoản (i) và khoản (ii); thời hạn 90 ngày đối với hành vi quy định tại khoản (iii) nêu trên.
Bên cạnh đó tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 123/2024/NĐ-CP, mức xử phạt nêu trên được áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân có hành vi bỏ hoang đất.
Như vậy, đối với hành vi bỏ hoang đất có thể bị áp dụng mức xử phạt cao nhất là 20 triệu đồng đối với cá nhân và 40 triệu đối với tổ chức. Đồng thời áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định nêu trên.
File word Đề cương so sánh Luật Đất đai 2024 với Luật Đất đai 2013 (30 trang) |
Toàn văn File Word Luật Đất đai của Việt Nam qua các thời kỳ [Cập nhật 2024] |
File Word Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn mới nhất [cập nhật ngày 26/08/2024] |
Bỏ hoang đất có thể bị phạt lên đến 20 triệu đồng (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ Điều 4 Luật Đất đai 2024, người sử dụng đất được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; đang sử dụng đất ổn định, đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà chưa được Nhà nước cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; nhận quyền sử dụng đất; thuê lại đất theo quy định của Luật Đất đai 2024, bao gồm:
(i) Người sử dụng đất là tổ chức trong nước
- Cơ quan nhà nước, cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam, đơn vị vũ trang nhân dân, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập và tổ chức khác theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức kinh tế theo quy định của Luật Đầu tư 2020, trừ trường hợp quy định tại khoản (vii) Mục này (sau đây gọi là tổ chức kinh tế).
(ii) Người sử dụng đất là tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc.
(iii) Người sử dụng đất là cá nhân trong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam (sau đây gọi là cá nhân).
(iv) Người sử dụng đất là cộng đồng dân cư.
(v) Người sử dụng đất là tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao gồm cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện khác của nước ngoài có chức năng ngoại giao được Chính phủ Việt Nam thừa nhận; cơ quan đại diện của tổ chức thuộc Liên hợp quốc, cơ quan hoặc tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện của tổ chức liên chính phủ.
(vi) Người sử dụng đất là người gốc Việt Nam định cư ở nước ngoài.
(vii) Người sử dụng đất là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]
[Quý khách hàng xem chi tiết TẠI ĐÂY]