Các doanh nghiệp cần lưu ý 07 trường hợp thuộc diện kiểm tra thuế trước, hoàn thuế sau theo quy định chi tiết tại Luật Quản lý thuế 2019.
>> 03 trường hợp phải báo ngay cho ngân hàng khi dùng Online Banking từ 01/01/2025
>> Phương pháp xác định khung giá bán buôn điện từ cuối tháng 12 năm 2024
Căn cứ khoản 2 Điều 73 Luật Quản lý thuế 2019, hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế bao gồm các trường hợp sau:
(i) Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu của từng trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế. Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quản lý thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu.
(ii) Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế.
(iii) Hồ sơ của tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp nhà nước.
(iv) Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao theo phân loại quản lý rủi ro trong quản lý thuế.
(v) Hồ sơ hoàn thuế thuộc trường hợp hoàn thuế trước nhưng hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế nhưng không chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng.
(vi) Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thực hiện thanh toán qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật.
(vii) Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế theo quy định chi tiết tại Mục 2 dưới đây.
File word Luật Quản lý thuế và văn bản hướng dẫn đang còn hiệu lực năm 2024 |
07 trường hợp thuộc diện kiểm tra thuế trước, hoàn thuế sau (Ảnh minh họa – Nguồn từ Internet)
Căn cứ khoản 2 Điều 22 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, các hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước, hoàn thuế sau bao gồm:
(i) Người nộp thuế trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế được cơ quan hải quan xác định có hành vi vi phạm về hải quan đã bị xử lý quá 02 lần (bao gồm cả hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được miễn, giảm, hoàn, không thu) với mức phạt tiền vượt thẩm quyền của Chi cục trưởng Chi cục Hải quan theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
(ii) Người nộp thuế trong thời hạn 24 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế được cơ quan hải quan xác định đã bị xử lý về hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
(iii) Người nộp thuế bị cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.
(iv) Hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt.
(v) Hàng hóa nhập khẩu nhưng phải tái xuất trả lại nước ngoài (hoặc tái xuất sang nước thứ ba hoặc tái xuất vào khu phi thuế quan) không cùng một cửa khẩu; hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái nhập khẩu trở lại Việt Nam không cùng một cửa khẩu.
Căn cứ Điều 76 Luật Quản lý thuế 2019, thẩm quyền quyết định hoàn thuế thuộc về:
(i) Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quyết định việc hoàn thuế đối với trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
(ii) Thủ trưởng cơ quan thuế nơi tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế nộp thừa quyết định việc hoàn thuế đối với trường hợp hoàn trả tiền nộp thừa theo quy định của Luật này.
(ii) Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Hải quan nơi phát sinh số tiền thuế được hoàn quyết định việc hoàn thuế đối với trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.