Dưới đây là các hoạt động phát triển ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại và quy định về nội dung hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương.
>> Chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025
Căn cứ khoản 2 Điều 105 Luật Quản lý ngoại thương 2017, các hoạt động phát triển ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại bao gồm:
(i) Xây dựng, thực hiện các chương trình, hoạt động cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia về sản phẩm, hàng hóa do Thủ tướng Chính phủ quyết định nhằm phát triển hoạt động ngoại thương phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
(ii) Xây dựng, thực hiện các hoạt động phát triển thị trường, xây dựng, quảng bá thương hiệu sản phẩm, hàng hóa địa phương do chính quyền địa phương thực hiện nhằm phát triển hoạt động ngoại thương phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ.
(iii) Thực hiện các hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam.
(iv) Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương.
(v) Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
(vi) Đào tạo, nâng cao năng lực thương nhân trong xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
(vii) Các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.
Luật Thương mại và các văn bản hướng dẫn mới nhất (còn hiệu lực) |
Các hoạt động phát triển ngoại thương thông qua xúc tiến thương mại (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 3 Nghị định 28/2018/NĐ-CP, nội dung hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương bao gồm:
(i) Hoạt động kết nối giao thương, tham gia hệ thống phân phối ở nước ngoài và tại Việt Nam.
(ii) Hỗ trợ phát triển, vận hành hạ tầng thương mại, logistics phục vụ hoạt động ngoại thương.
(iii) Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa.
(iv) Đào tạo, nâng cao năng lực xúc tiến thương mại, phát triển thị trường.
(v) Các hoạt động xúc tiến thương mại phát triển ngoại thương khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ Điều 7 Luật Quản lý ngoại thương 2017, các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý ngoại thương bao gồm:
(i) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định của pháp luật về quản lý ngoại thương, cản trở hoạt động kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu hợp pháp, xâm phạm quyền tự do kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu của thương nhân quy định tại Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
(ii) Áp dụng biện pháp quản lý ngoại thương không đúng thẩm quyền; không đúng trình tự, thủ tục.
(iii) Tiết lộ thông tin bảo mật của thương nhân trái pháp luật.
(iv) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa bị cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 10 và khoản 1 Điều 14 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
- Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện mà không có giấy phép, không đáp ứng đủ điều kiện.
- Hàng hóa không đi qua đúng cửa khẩu quy định.
- Hàng hóa không làm thủ tục hải quan hoặc có gian lận về số lượng, khối lượng, chủng loại, xuất xứ hàng hóa khi làm thủ tục hải quan.
- Hàng hóa theo quy định của pháp luật phải có tem nhưng không dán tem.
(v) Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa mà vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 5 Luật Quản lý ngoại thương 2017.
(v) Gian lận, làm giả giấy tờ liên quan đến hoạt động quản lý ngoại thương.
Điều 107. Phát triển hoạt động ngoại thương thông qua hoạt động của đại diện thương mại - Luật Quản lý ngoại thương 2017 1. Ðại diện thương mại được tổ chức ở những địa bàn có nhu cầu phát triển hoạt động ngoại thương có chức năng phục vụ phát triển hoạt động ngoại thương của đất nước theo quy định của pháp luật, hỗ trợ bảo vệ lợi ích kinh tế, thương mại của Việt Nam, thương nhân Việt Nam trong hoạt động ngoại thương. 2. Việc tổ chức, hoạt động của đại diện thương mại thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài. |