05 trường hợp trường trung học bị đình chỉ hoạt động giáo dục từ ngày 20/11/2024 được quy định tại Nghị định 125/2024/NĐ-CP về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục.
>> 9 chính sách hỗ trợ phát triển hợp tác xã có hiệu lực từ đầu tháng 11/2024
Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 24/2021/NĐ-CP, hoạt động giáo dục bao gồm hoạt động tuyển sinh, tổ chức hoạt động giáo dục, quản lý điều kiện bảo đảm chất lượng giáo dục trong cơ sở giáo dục.
Căn cứ khoản 1 Điều 29 Nghị định 125/2024/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 20/11/2024), trường trung học bị đình chỉ hoạt động giáo dục khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
(i) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục.
(ii) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền.
(iii) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục.
(iv) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động giáo dục.
(v) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học cơ sở; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động giáo dục đối với trường trung học phổ thông (khoản 2 Điều 29 Nghị định 125/2024/NĐ-CP).
Công cụ tra cứu mã số thuế và thông tin doanh nghiệp (cập nhật mới) |
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
05 trường hợp trường trung học bị đình chỉ hoạt động giáo dục từ 20/11/2024
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Căn cứ khoản 1 Điều 30 Nghị định 46/2017/NĐ-CP (đang có hiệu lực thi hành), việc đình chỉ hoạt động giáo dục của trường trung học được thực hiện khi xảy ra một trong các trường hợp sau đây:
(i) Có hành vi gian lận để được cho phép hoạt động giáo dục.
(ii) Không bảo đảm một trong các điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục quy định tại Điều 27 Nghị định 46/2017/NĐ-CP.
(iii) Người cho phép hoạt động giáo dục không đúng thẩm quyền.
(iv) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày được phép hoạt động giáo dục.
(v) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ.
(vi) Vi phạm nghiêm trọng các quy định về mục tiêu, kế hoạch, chất lượng giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử.
(vii) Các trường hợp vi phạm khác theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Nghị định 125/2024/NĐ-CP đã lượt bỏ 2 trường hợp đình chỉ hoạt động giáo dục của trườn trung học so với với Nghị định 46/2017/NĐ-CP là:
- Không bảo đảm một trong các điều kiện để được cho phép hoạt động giáo dục quy định tại Điều 27 Nghị định 46/2017/NĐ-CP.
- Vi phạm nghiêm trọng các quy định về mục tiêu, kế hoạch, chất lượng giáo dục, quy chế chuyên môn, quy chế thi cử.
Xem chi tiết tại bài viết: Điều kiện trường trung học được hoạt động giáo dục từ 20/11/2024
Xem chi tiết tại bài viết: Thủ tục giải thể trường trung học từ ngày 20/11/2024
Điều 4. Loại hình và hệ thống trường trung học - Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT 1. Trường trung học được tổ chức theo hai loại hình: công lập và tư thục. a) Trường trung học công lập do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định thành lập và trực tiếp quản lý. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí cho chi thường xuyên của trường trung học công lập chủ yếu do ngân sách nhà nước bảo đảm. b) Trường trung học tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lập theo quy định của pháp luật. Nguồn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và kinh phí hoạt động của trường trung học tư thục là nguồn ngoài ngân sách nhà nước. 2. Trường trung học có một cấp học: a) Trường trung học cơ sở. b) Trường trung học phổ thông. 3. Trường phổ thông có nhiều cấp học: a) Trường tiểu học và trung học cơ sở. b) Trường trung học cơ sở và trung học phổ thông. c) Trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. 4. Trường chuyên biệt và cơ sở giáo dục khác: a) Trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. b) Trường trung học phổ thông chuyên, trường năng khiếu. c) Trường, lớp dành cho người khuyết tật. d) Trường giáo dưỡng. đ) Cơ sở giáo dục khác. |