05 nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng theo Thông tư 62/2024/TT-NHNN được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành và có hiệu lực ngày 17/02/2025.
>> Chính thức thu phí Metro Bến Thành Suối Tiên từ ngày 21/01/2025
>> 03 yêu cầu khi bảo lãnh đối với khách hàng là người không cư trú
Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Thông tư 62/2024/TT-NHNN, 05 nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý bao gồm:
1. Việc chuyển nhượng phần vốn góp, cổ phần, chào bán cổ phiếu phải tuân thủ quy định của Ngân hàng Nhà nước và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Tổ chức tín dụng chỉ được chuyển đổi hình thức pháp lý phù hợp với hình thức pháp lý quy định tại Điều 6 Luật Các tổ chức tín dụng và quy định tại Thông tư này.
3. Bảo mật thông tin nhằm đảm bảo hoạt động ổn định của tổ chức tín dụng trước khi Phương án chuyển đổi hình thức pháp lý được cấp có thẩm quyền quyết định của tổ chức tín dụng thông qua. Các hồ sơ, tài liệu liên quan đến việc chuyển đổi hình thức pháp lý tổ chức tín dụng phải đảm bảo nguyên tắc thận trọng, trung thực, chính xác, không gây hiểu nhầm.
4. Nghiêm cấm việc tẩu tán tài sản dưới mọi hình thức. Việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình chuyển đổi hình thức pháp lý phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của tổ chức tín dụng, tổ chức và cá nhân liên quan đến việc chuyển đổi hình thức pháp lý.
5. Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng được chuyển đổi hình thức pháp lý hết hiệu lực khi tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý khai trương hoạt động.
File Word Luật Các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn có hiệu lực từ ngày 01/7/2024 |
05 nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng (Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư 62/2024/TT-NHNN, 05 điều kiện để tổ chức tín dụng chuyển đổi từ công ty trách nhiệm hữu hạn thành công ty cổ phần gồm:
a) Điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Tổ chức tín dụng được chuyển đổi hình thức pháp lý phải đáp ứng điều kiện thực hiện chào bán cổ phiếu theo quy định của pháp luật có liên quan;
c) Cổ đông sáng lập (nếu có), cổ đông lớn, cổ đông chiến lược của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật đối với cổ đông sáng lập của tổ chức tín dụng khi thành lập mới;
d) Cổ đông, cổ đông chiến lược là nhà đầu tư nước ngoài của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý phải đáp ứng điều kiện theo quy định của pháp luật về nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam;
đ) Tổ chức, cá nhân mua cổ phần phải bảo đảm tuân thủ quy định của pháp luật về tỷ lệ sở hữu cổ phần và quy định về mua, nắm giữ cổ phiếu của tổ chức tín dụng khác (đối với trường hợp tổ chức mua cổ phần là ngân hàng thương mại).
Theo khoản 1 Điều 17 Thông tư 62/2024/TT-NHNN, hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý bao gồm những nội dung sau đây:
a) Đơn đề nghị chấp thuận chuyển đổi hình thức pháp lý của tổ chức tín dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Văn bản của cấp có thẩm quyền quyết định của tổ chức tín dụng thông qua Phương án chuyển đổi; dự thảo Điều lệ; danh sách nhân sự dự kiến được bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý và các vấn đề khác liên quan đến chuyển đổi hình thức pháp lý;
c) Phương án chuyển đổi hình thức pháp lý theo quy định tại Điều 18 Thông tư này;
d) Dự thảo Điều lệ tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý đã được cấp có thẩm quyền quyết định của tổ chức tín dụng thông qua;
đ) Báo cáo tài chính trong 03 năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán độc lập và không có ý kiến ngoại trừ. Trường hợp tại thời điểm nộp hồ sơ đề nghị chấp thuận nguyên tắc chuyển đổi hình thức pháp lý chưa có báo cáo tài chính của năm liền kề được kiểm toán thì nộp báo cáo tài chính chưa được kiểm toán. Tổ chức tín dụng phải nộp báo cáo tài chính được kiểm toán ngay sau khi tổ chức kiểm toán phát hành báo cáo kiểm toán. Tổ chức tín dụng phải chịu trách nhiệm về nội dung báo cáo tài chính đã nộp;
e) Dự thảo các quy định nội bộ cơ bản về tổ chức và hoạt động của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý, tối thiểu bao gồm các quy định nội bộ quy định tại khoản 2 Điều 101 Luật các tổ chức tín dụng và các quy định sau đây:
(i) Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, người điều hành;
(ii) Quy định về tổ chức và hoạt động của trụ sở chính, chi nhánh và các đơn vị phụ thuộc khác;
g) Danh sách nhân sự dự kiến được bầu, bổ nhiệm các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý;
h) Tài liệu chứng minh việc các nhân sự dự kiến đáp ứng đủ tiêu chuẩn, điều kiện đối với các chức danh thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về thủ tục, hồ sơ chấp thuận danh sách dự kiến nhân sự của ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài;
i) Tài liệu, thông tin cung cấp cho nhà đầu tư, trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau đây: điều kiện đối với cổ đông sáng lập, cổ đông lớn, cổ đông chiến lược, cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài, chủ sở hữu, thành viên góp vốn nhận chuyển nhượng, thành viên góp vốn mới của tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý.