Từ ngày 01/07/2024, các trường hợp miễn giấy phép hoạt động viễn thông được quy định chi tiết tại Luật Viễn thông 2023.
>> Hồ sơ đăng ký thành lập hợp tác xã từ ngày 01/7/2024
>> Danh sách văn bản Trung ương cập nhật ngày 17/06/2024
Ngày 24/11/2023, Quốc hội đã ban hành Luật Viễn thông 2023 thay thế cho Luật Viễn thông năm 2009 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2024. Theo đó, quy định 04 trường hợp được miễn giấy phép hoạt động viễn thông như sau:
Căn cứ Điều 42 Luật Viễn thông 2023 thì tổ chức, cá nhân hoạt động viễn thông được miễn giấy phép viễn thông, đăng ký, thông báo cung cấp dịch vụ viễn thông trong 04 trường hợp sau đây:
- Kinh doanh hàng hóa viễn thông.
- Cung cấp dịch vụ viễn thông dưới hình thức đại lý dịch vụ viễn thông.
- Thuê đường truyền dẫn để cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông.
- Mạng viễn thông dùng riêng mà các thành viên mạng trực thuộc cùng một tổ chức và không tự thiết lập đường truyền dẫn viễn thông.
Hệ thống biểu mẫu về pháp luật doanh nghiệp (cập nhật mới) |
04 trường hợp miễn giấy phép hoạt động viễn thông từ ngày 01/07/2024 (Ảnh minh họa - Nguồn từ Internet)
(i) Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ có hạ tầng mạng khi kết nối mạng viễn thông công cộng có trách nhiệm sau đây:
- Cung cấp kết nối tại bất kỳ điểm nào khả thi về kỹ thuật trên mạng viễn thông công cộng.
- Bảo đảm kết nối kịp thời, hợp lý, công khai, minh bạch.
- Không phân biệt đối xử về giá dịch vụ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật viễn thông, chất lượng mạng và dịch vụ viễn thông.
(ii) Doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu khi kết nối mạng viễn thông công cộng có trách nhiệm sau đây:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho việc đàm phán và thực hiện kết nối của doanh nghiệp viễn thông khác.
- Xây dựng, đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về viễn thông và công bố công khai bản thỏa thuận kết nối mẫu.
- Thực hiện các quy định tại khoản (i) nêu trên.
(iii) Giá dịch vụ kết nối viễn thông được xây dựng trên cơ sở yếu tố hình thành giá, phân tách hợp lý theo các bộ phận cấu thành mạng hoặc theo công đoạn dịch vụ, không phân biệt các loại hình dịch vụ.
(iv) Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định tiêu chí xác định và công bố danh mục doanh nghiệp viễn thông nắm giữ phương tiện thiết yếu theo từng thời kỳ; quy định việc kết nối các mạng viễn thông công cộng, hiệp thương và giải quyết tranh chấp kết nối giữa các doanh nghiệp viễn thông.
(Căn cứ Điều 45 Luật Viễn thông 2023)
(i) Mạng viễn thông dùng riêng được kết nối vào mạng viễn thông công cộng trên cơ sở bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của mạng viễn thông công cộng và tuân thủ các quy định của Luật này về kết nối mạng viễn thông công cộng.
(ii) Việc kết nối mạng viễn thông dùng riêng với mạng viễn thông công cộng được thực hiện thông qua hợp đồng kết nối bằng văn bản giữa doanh nghiệp viễn thông và tổ chức có mạng viễn thông dùng riêng.
(iii) Các mạng viễn thông dùng riêng không được kết nối trực tiếp với nhau, trừ trường hợp có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Thông tin và Truyền thông.
(Căn cứ Điều 46 Luật Viễn thông 2023)
Điều 44. Nguyên tắc kết nối viễn thông - Luật Viễn thông 2023 1. Doanh nghiệp viễn thông có quyền kết nối mạng viễn thông của mình với mạng, dịch vụ viễn thông của doanh nghiệp viễn thông khác; có nghĩa vụ cho doanh nghiệp viễn thông khác kết nối với mạng, dịch vụ viễn thông của mình. 2. Việc kết nối mạng, dịch vụ viễn thông được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây: a) Thông qua thương lượng trên cơ sở bảo đảm công bằng, hợp lý, phù hợp với quyền, lợi ích của các bên tham gia; b) Sử dụng hiệu quả tài nguyên viễn thông và cơ sở hạ tầng viễn thông; c) Bảo đảm yêu cầu kỹ thuật về kết nối viễn thông và an toàn, thống nhất của các mạng viễn thông; d) Bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ viễn thông và tổ chức, cá nhân có liên quan. |