Thang lương, bảng lương bắt buộc phải có bao nhiêu bậc; khoảng cách giữa hai bậc lương cách nhau mấy phần trăm? Đoàn Tài (Khánh Hòa)
>> Chính sách lao động, tiền lương áp dụng từ tháng 9/2022
>> File Excel tính mức hưởng chế độ ốm đau năm 2022
Vì nhiều lý do khác nhau (như là chưa cập nhật kịp quy định mới của pháp luật,…), nhiều doanh nghiệp đã nhầm lẫn khi xây dựng thang lương, bảng lương dẫn đến tốn kém thời gian, rủi ro pháp lý, thiệt hại cho doanh nghiệp…
Sau đây là 04 nội dung mà nhiều người không biết trong quá trình xây dựng thang lương, bảng lương:
Theo Bộ luật Lao động 2019, kể từ ngày 01/01/2021, doanh nghiệp không còn phải đăng ký thang lương, bảng lương với cơ quan nhà nước.
Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật Lao động 2019, khi xây dựng thang lương, bảng lương thì người sử dụng lao động chỉ phải: Tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở; công bố công khai tại nơi làm việc trước khi thực hiện.
Trong khi đó, trước đây theo quy định tại khoản 2 Điều 93 Bộ luật Lao động 2012 và Điều 1 Nghị định 121/2018/NĐ-CP thì người sử dụng lao động có từ 10 người lao động trở lên phải đăng ký thang, bảng lương với cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện nơi đặt cơ sở sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động đồng thời với việc công khai tại nơi làm việc.
Mẫu File Excel thang lương, bảng lương áp dụng từ ngày 01/7/2022 |
Ảnh chụp một phần mẫu thang lương, bảng lương áp dụng từ ngày 01/7/2022
Từ ngày 01/01/2021, theo Bộ luật Lao động 2019 thì không còn bắt buộc khoảng cách giữa hai bậc lương liền kề nhau tối thiếu là 5% (do đó, doanh nghiệp được quyền tự quyết định khoảng cách giữa các bậc lương cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp mình).
Từ ngày 01/7/2022, theo Nghị định 38/2022/NĐ-CP thì không còn quy định mức lương của người lao động làm công việc đòi hỏi đã qua học nghề, đào tạo nghề phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng. Do đó, cần lưu ý nội dung sau:
- Đối với các doanh nghiệp thành lập mới từ ngày 01/7/2022 trở đi khi xây dựng thang lương, bảng lương thì không cần cộng thêm tối thiểu 7% đối với công việc đã qua học nghề, đào tạo nghề.
- Đối với các doanh nghiệp thành lập trước ngày 01/7/2022, nếu trước đó trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, các thỏa thuận khác có nội dung “người lao động đã qua học nghề, đào tạo nghề thì lương cao hơn mức tối thiểu vùng ít nhất 7%” thì doanh nghiệp tiếp tục thực hiện (trừ các bên có thỏa thuận khác).
Điều 4. Áp dụng mức lương tối thiểu – Nghị định 38/2022/NĐ-CP
1. Mức lương tối thiểu tháng là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tháng, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng.
2. Mức lương tối thiểu giờ là mức lương thấp nhất làm cơ sở để thỏa thuận và trả lương đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo giờ, bảo đảm mức lương theo công việc hoặc chức danh của người lao động làm việc trong một giờ và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận không được thấp hơn mức lương tối thiểu giờ.
3. Đối với người lao động áp dụng hình thức trả lương theo tuần hoặc theo ngày hoặc theo sản phẩm hoặc lương khoán thì mức lương của các hình thức trả lương này nếu quy đổi theo tháng hoặc theo giờ không được thấp hơn mức lương tối thiểu tháng hoặc mức lương tối thiểu giờ. Mức lương quy đổi theo tháng hoặc theo giờ trên cơ sở thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động lựa chọn theo quy định của pháp luật lao động như sau:
a) Mức lương quy đổi theo tháng bằng mức lương theo tuần nhân với 52 tuần chia cho 12 tháng; hoặc mức lương theo ngày nhân với số ngày làm việc bình thường trong tháng; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán thực hiện trong thời giờ làm việc bình thường trong tháng.
b) Mức lương quy đổi theo giờ bằng mức lương theo tuần, theo ngày chia cho số giờ làm việc bình thường trong tuần, trong ngày; hoặc mức lương theo sản phẩm, lương khoán chia cho số giờ làm việc trong thời giờ làm việc bình thường để sản xuất sản phẩm, thực hiện nhiệm vụ khoán.
Tùy vào tình hình thực tế của doanh nghiệp mà có thể xây dựng một hoặc nhiều bậc lương; nhóm chức danh, vị trí công việc khác nhau.