Dưới đây là quy định về việc mua bán, sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi, bảo quản sản phẩm chăn nuôi và các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi.
>> Quy định về giới hạn tải trọng trục xe, cụm trục xe
Căn cứ Điều 74 Luật Chăn nuôi 2018, quy định về việc mua bán, sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi như sau:
(i) Cơ sở mua bán, sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi phải tuân thủ quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
(ii) Sản phẩm chăn nuôi được mua bán, sơ chế, chế biến phải có xuất xứ rõ ràng bảo đảm truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.
(iii) Mua bán sản phẩm chăn nuôi tại vùng công bố dịch bệnh phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y.
(iv) Không sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng trong sơ chế, chế biến thực phẩm là sản phẩm chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
Luật Doanh nghiệp 2020 và các văn bản hướng dẫn [cập nhật ngày 29/08/2024] |
Các lưu ý về việc mua bán, sơ chế, chế biến sản phẩm chăn nuôi (Ảnh minh họa - Nguồn Internet)
Căn cứ Điều 75 Luật Chăn nuôi 2018, quy định về bảo quản sản phẩm chăn nuôi như sau:
(i) Việc bảo quản sản phẩm chăn nuôi tại cơ sở sơ chế, chế biến, nơi bày bán và trong vận chuyển phải thực hiện theo quy định của pháp luật về thú y, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường.
(ii) Không sử dụng phụ gia, chất hỗ trợ bảo quản sản phẩm chăn nuôi đã quá thời hạn sử dụng, ngoài danh mục được phép sử dụng hoặc trong danh mục được phép sử dụng nhưng vượt quá giới hạn cho phép; hóa chất không rõ nguồn gốc, hóa chất bị cấm sử dụng để bảo quản sản phẩm chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
(iii) Ghi rõ thời gian, thời hạn và quy định kỹ thuật trong bảo quản sản phẩm chăn nuôi để người sử dụng sản phẩm chăn nuôi biết.
Căn cứ Điều 12 Luật Chăn nuôi 2018, các hành vi bị nghiêm cấm trong chăn nuôi bao gồm:
(i) Chăn nuôi trong khu vực không được phép chăn nuôi của thành phố, thị xã, thị trấn, khu dân cư; trừ nuôi động vật làm cảnh, nuôi động vật trong phòng thí nghiệm mà không gây ô nhiễm môi trường.
(ii) Sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
(iii) Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi không phải là thuốc thú y được phép lưu hành tại Việt Nam.
(iv) Sử dụng kháng sinh trong thức ăn chăn nuôi nhằm mục đích kích thích sinh trưởng.
(v) Phá hoại, chiếm đoạt nguồn gen giống vật nuôi.
(vi) Xuất khẩu trái phép nguồn gen giống vật nuôi quý, hiếm.
(vii) Nhập khẩu sản phẩm chăn nuôi có sử dụng chất cấm trong chăn nuôi.
(viii) Nhập khẩu, kinh doanh, chế biến sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi chết do bệnh hoặc chết không rõ nguyên nhân.
(ix) Nhập khẩu, nuôi, phóng thích, sử dụng trái phép vật nuôi biến đổi gen, sản phẩm chăn nuôi từ vật nuôi biến đổi gen.
(x) Sử dụng, đưa chất, vật thể, bơm nước cưỡng bức vào cơ thể vật nuôi, sản phẩm của vật nuôi nhằm mục đích gian lận thương mại.
(xi) Thông đồng, gian dối trong thử nghiệm, khảo nghiệm, kiểm định, công bố chất lượng, chứng nhận sự phù hợp trong lĩnh vực chăn nuôi.
(xii) Xả thải chất thải chăn nuôi chưa được xử lý hoặc xử lý chưa đạt yêu cầu vào nơi tiếp nhận chất thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
(xiii) Gian dối trong kê khai hoạt động chăn nuôi nhằm trục lợi.
(xiv) Cản trở, phá hoại, xâm phạm hoạt động chăn nuôi hợp pháp.