Tình hình dịch bệnh Covid-19 đã làm cho nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng kinh doanh để hạn chế được những thiệt hại về mặt tài chính, lao động. Sau đây là những điều doanh nghiệp cần biết khi tạm ngừng kinh doanh.
>> Công ty đại chúng có được mua lại cổ phiếu của chính mình?
>> Cập nhật mức đóng BHXH bắt buộc, BHTN, BHYT từ 01/10/2021
1. Thực hiện thủ tục thông báo khi tạm ngừng kinh doanh
Theo quy định tại Điều 206 Luật Doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP thì doanh nghiệp có nhu cầu tiếp tục tạm ngừng kinh doanh sau khi hết thời hạn đã thông báo thì phải thông báo cho Phòng Đăng ký kinh doanh chậm nhất 03 ngày làm việc trước ngày tiếp tục tạm ngừng kinh doanh.
Doanh nghiệp được tạm ngừng kinh doanh không quá 01 năm với mỗi lần thông báo. Khi hết thời hạn nếu muốn tạm ngừng doanh tiếp thì phải làm thủ tục thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh. (Khoản 1 Điều 66 Nghị định 01/2021/NĐ-CP)
04 điều doanh nghiệp cần biết khi tạm ngừng kinh doanh vì Covid-19 (ảnh minh họa)
Theo đó, người nộp thuế thực hiện thủ tục đăng ký kinh doanh tại cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại với cơ quan đăng ký kinh doanh nơi người nộp thuế đã đăng ký theo quy định.
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm thông báo cho cơ quan thuế biết về thông tin người nộp thuế tạm ngừng kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh trở lại chậm nhất không quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của người nộp thuế.
Như vậy, việc gửi thông báo cho cơ quan thuế là trách nhiệm của Phòng Đăng ký kinh doanh. Doanh nghiệp chỉ phải nộp hồ sơ thông báo tạm ngừng kinh doanh.
Nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh thì có thể bị xử phạt theo Điều 32 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, cụ thể:
"Điều 32. Vi phạm các nghĩa vụ thông báo khác
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
...
d) Không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn đến cơ quan đăng ký kinh doanh về thời Điểm và thời hạn tạm dừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh;
...
2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Đăng ký tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
...
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
b) Buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh các nội dung theo quy định đối với hành vi vi phạm tại Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ Khoản 1 và Khoản 2 Điều này."
Như vậy, nếu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh nhưng không thông báo về thời gian tạm ngừng thì sẽ bị phạt tiền từ 1-2 triệu đồng; không thông báo tạm ngừng hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh thì sẽ bị phạt từ 2 đến 3 triệu đồng.
Ngoài ra, buộc thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh các nội dung theo quy định.
Trung Tài