Bài viết dưới đây sẽ trình bài các nội dung về mục đích, đối tượng, hình thức và nội dung tham vấn đánh giá tác động môi trường năm 2025 theo quy định mới nhất.
>> Phần mềm ứng dụng Mobile Banking
>> 03 trường hợp cấp lại giấy phép hoạt động điện lực
Căn cứ khoản 5 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định như sau:
Điều 33. Tham vấn trong đánh giá tác động môi trường
...
5. Kết quả tham vấn là thông tin quan trọng để chủ dự án đầu tư nghiên cứu đưa ra giải pháp giảm thiểu tác động của dự án đầu tư đối với môi trường và hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường. Kết quả tham vấn phải được tiếp thu, thể hiện đầy đủ, trung thực các ý kiến, kiến nghị của đối tượng được tham vấn, đối tượng quan tâm đến dự án đầu tư (nếu có). Trường hợp ý kiến, kiến nghị không được tiếp thu, chủ dự án đầu tư phải giải trình đầy đủ, rõ ràng. Chủ dự án đầu tư phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung và kết quả tham vấn trong báo cáo đánh giá tác động môi trường.
...
Như vậy, tham vấn đánh giá tác động môi trường nhằm giúp chủ đầu tư xác định giải pháp giảm thiểu tác động môi trường từ dự án và hoàn thiện báo cáo đánh giá tác động môi trường để trình cơ quan có thẩm quyền.
File word Mẫu văn bản đề nghị cấp Giấy phép môi trường 2025 |
File word tổng hợp 04 mẫu báo cáo đề xuất cấp Giấy phép môi trường 2025 |
04 điều cần biết về tham vấn đánh giá tác động môi trường năm 2025
(Ảnh minh họa – Nguồn Internet)
Đối tượng được tham vấn đánh giá tác động môi trường năm 2025 bao gồm: Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư và cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư. Trong đó:
(i) Cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư, bao gồm:
- Cộng đồng người gồm các cá nhân thường trú sinh sống tại địa bàn thôn, ấp, bản, làng, buôn, bon, phum, sóc, tổ dân phố hoặc điểm dân cư tương tự tại nơi triển khai dự án đầu tư.
- Chủ cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, chủ hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại khu vực đất, mặt nước, đất có mặt nước, khu vực biển nơi triển khai dự án đầu tư.
Lưu ý: Việc tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp được thực hiện thông qua hình thức tham vấn họp lấy ý kiến hoặc lấy ý kiến bằng văn bản
(ii) Cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư, bao gồm: UBND cấp xã, Mặt trận Tổ quốc, ban quản lý khu công nghiệp, cơ quan quản lý công trình thủy lợi, và các đơn vị liên quan đến an ninh – quốc phòng.
Lưu ý: Việc tham vấn các cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư được thực hiện thông qua hình thức tham vấn bằng văn bản.
(Theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP)
03 hình thức tham vấn đánh giá tác động môi trường năm 2025 bao gồm:
(i) Tham vấn thông qua đăng tải trên trang thông tin điện tử.
Theo đó, chủ dự án đầu tư trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường phải gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường và nội dung tham vấn (mẫu Phụ lục Via Nghị định 05/2025/NĐ-CP) đến đơn vị quản lý trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định.
- Cơ quan thẩm định đăng tải nội dung tham vấn trong 1 ngày (trừ thông tin mật).
- Thời gian tham vấn:
+ 15 ngày cho dự án nhóm I.
+ 10 ngày cho dự án nhóm II.
+ 5 ngày cho dự án trong khu công nghiệp.
- Sau khi tham vấn xong, kết quả phải gửi cho chủ dự án trong 3 ngày.
(ii) Tham vấn bằng tổ chức họp lấy ý kiến
- Chủ dự án phối hợp với UBND cấp xã niêm yết báo cáo đánh giá tác động môi trường tại trụ sở UBND xã và thông báo thời gian, địa điểm họp tham vấn trước ít nhất 5 ngày.
- UBND cấp xã niêm yết báo cáo từ khi nhận được và tổ chức họp tham vấn trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của chủ dự án đầu tư.
- Chủ dự án trình bày nội dung tham vấn tại cuộc họp.
- Ý kiến và cam kết của chủ dự án phải được ghi đầy đủ, trung thực trong biên bản họp tham vấn theo mẫu của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
(iii) Tham vấn bằng văn bản
- Theo đó, chủ dự án phối hợp với UBND cấp xã gửi phiếu lấy ý kiến tham vấn cho các đối tượng là cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự án đầu tư mà không tham dự họp (theo mẫu Phụ lục Vlb Nghị định 05/2025/NĐ-CP).
- Chủ dự án đầu tư gửi báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đến cơ quan, tổ chức có liên quan trực tiếp đến dự án đầu tư kèm theo văn bản tham vấn (mẫu Phụ lục VI Nghị định 05/2025/NĐ-CP) và nội dung tham vấn (mẫu Phụ lục VIa Nghị định 05/2025/NĐ-CP).
- Các đối tượng tham vấn phải phản hồi bằng văn bản trong vòng 15 ngày. Nếu không phản hồi, coi như đồng ý với nội dung tham vấn.
(Theo khoản 3 Điều 29 Nghị định 08/2022/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 05/2025/NĐ-CP)
Căn cứ khoản 3 Điều 33 Luật Bảo vệ môi trường 2020, nội dung tham vấn trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường bao gồm:
- Vị trí thực hiện dự án đầu tư.
- Tác động môi trường của dự án đầu tư.
- Biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
- Chương trình quản lý và giám sát môi trường; phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường.
- Các nội dung khác có liên quan đến dự án đầu tư.