Dựa trên các quy định tại Nghị định 80/2021/NĐ-CP, ngoài những chính sách hỗ trợ đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa thông thường, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ hoặc doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ còn được hưởng thêm một số chính sách hỗ trợ dưới đây.
>> Từ ngày 20/5/2022, doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất vay từ ngân sách nhà nước
>> Xử lý hành vi kê khai nội dung giả mạo trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp
Dựa theo Khoản 1 Điều 3 Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa 2017, doanh nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ được xác định thông qua 02 tiêu chí sau:
- Là doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Tỷ lệ sở hữu vốn điều lệ trong doanh nghiệp của một hoặc nhiều phụ nữ từ 51% trở lên, trong đó có ít nhất một người quản lý điều hành doanh nghiệp đó.
Căn cứ theo Khoản 8 Điều 3 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng nhiều lao động nữ được xác định thông qua 02 tiêu chí sau:
- Là doanh nghiệp nhỏ và vừa;
- Tỷ lệ lao động nữ:
+ Trường hợp doanh nghiệp sử dụng dưới 100 lao động: số lao động nữ chiếm 50% trở lên trên tổng số lao động; hoặc
+ Trường hợp doanh nghiệp sử dụng từ 100 lao động trở lên: số lao động nữ chiếm từ 30% trở lên trên tổng số lao động.
>>> Xem thêm: Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
Ngoài những chính sách hỗ trợ như đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) thông thường, căn cứ theo Điều 4, Điều 13 và Điều 14 Nghị định 80/2021/NĐ-CP, DNNVV do phụ nữ làm chủ hoặc DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ còn được hưởng những chính sách hỗ trợ sau:
Nguyên tắc ưu tiên hỗ trợ
Khi cơ quan, tổ chức hỗ trợ DNNVV quyết định số lượng doanh nghiệp đủ điều kiện được nhận hỗ trợ đảm bảo nguyên tắc sau:
- DNNVV nộp hồ sơ trước được hỗ trợ trước;
- DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ và DNNVV là doanh nghiệp xã hội được hỗ trợ trước.
Như vậy, khi các doanh nghiệp nộp hồ sơ để nhận hỗ trợ trong cùng một thời điểm thì DNNVV do phụ nữ làm chủ và DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ sẽ được ưu tiên hỗ trợ trước.
Hỗ trợ tư vấn
DNNVV do phụ nữ làm chủ hoặc DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ khi tiếp cận mạng lưới tư vấn viên để được tư vấn về nhân sự, tài chính, sản xuất, bán hàng, thị trường, quản trị nội bộ và các nội dung khác liên quan tới hoạt động sản xuất - kinh doanh của doanh nghiệp (không bao gồm tư vấn về thủ tục hành chính, pháp lý theo quy định của pháp luật chuyên ngành).
Mức hỗ trợ tư vấn được quy định như sau:
- Đối với doanh nghiệp siêu nhỏ: Hỗ trợ 100% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 70 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;
- Đối với doanh nghiệp nhỏ: Hỗ trợ tối đa 50% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 150 triệu đồng/năm/doanh nghiệp;
- Đối với doanh nghiệp vừa: Hỗ trợ tối đa 30% giá trị hợp đồng tư vấn nhưng không quá 200 triệu đồng/năm/doanh nghiệp.
Hỗ trợ đào tạo trực tiếp về khởi sự kinh doanh và quản trị doanh nghiệp
Ngoài việc được hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khóa đào tạo về khởi sự kinh doanh; DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ còn được hỗ trợ miễn học phí cho học viên khi tham gia khóa đào tạo quản trị doanh nghiệp.
Hỗ trợ đào tạo trực tiếp tại DNNVV trong lĩnh vực sản xuất, chế biến
DNNVV do phụ nữ làm chủ, DNNVV sử dụng nhiều lao động nữ được hỗ trợ 100% tổng chi phí của một khoá đào tạo tại doanh nghiệp nhưng không quá 01 khoá/năm/doanh nghiệp.
Trên đây là quy định về 04 chính sách hỗ trợ chỉ dành cho DNNVV do phụ nữ làm chủ hoặc sử dụng nhiều LĐ nữ. Nếu còn thắc mắc khác, độc giả vui lòng để lại câu hỏi tại đây.
Căn cứ pháp lý: