Tổng hợp quy định cần biết về quyết toán thuế TNDN 2025 cho kỳ tính thuế 2024?
Tổng hợp quy định cần biết về quyết toán thuế TNDN 2025 cho kỳ tính thuế 2024?
Căn cứ theo các quy định tại Nghị định 126/2020/NĐ-CP, Nghị định 91/2022/NĐ-CP, Thông tư 80/2021/TT-BTC, Nghị định 132/2020/NĐ-CP, Thông tư 48/2019/TT-BTC và Thông tư 24/2022/TT-BTC.
Cụ thể:
(1) Khai quyết toán thuế TNDN
- Khai quyết toán thuế TNDN bao gồm: Khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm và quyết toán đến thời điểm giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, chấm dứt hợp đồng hoặc tổ chức lại doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp phải tự xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý (bao gồm cả tạm phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp cho địa bàn cấp tỉnh nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh, nơi có bất động sản chuyển nhượng khác với nơi người nộp thuế đóng trụ sở chính) và được trừ số thuế đã tạm nộp với số phải nộp theo quyết toán thuế năm.
- Doanh nghiệp thuộc diện lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật về kế toán căn cứ vào báo cáo tài chính quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý.
- Doanh nghiệp không thuộc diện lập báo cáo tài chính quý theo quy định của pháp luật về kế toán căn cứ vào kết quả sản xuất, kinh doanh quý và các quy định của pháp luật về thuế để xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp quý.
- Trường hợp doanh nghiệp có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp thì khai thuế TNDN tại cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính.
Lưu ý: Tổng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp của 04 quý không được thấp hơn 80% số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp theo quyết toán năm.
Trường hợp người nộp thuế nộp thiếu so với số thuế phải tạm nộp 04 quý thì phải nộp tiền chậm nộp tính trên số thuế nộp thiếu kể từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp quý 04 đến ngày liền kề trước ngày nộp số thuế còn thiếu vào ngân sách nhà nước theo quy định khoản 3 Điều 1 Nghị định 91/2022/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 126/2020/NĐ-CP.
Doanh nghiệp lập và gửi hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2024 chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
(2) Hồ sơ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính.
- Báo cáo tài chính năm hoặc Báo cáo tài chính đến thời điểm chấm dứt hoạt động hoặc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp hoặc tổ chức lại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về kế toán và pháp luật về kiểm toán độc lập.
- Một hoặc một số phụ lục kèm theo tờ khai ban hành kèm theo Thông tư 80/2021/TT-BTC (tuỳ theo thực tế phát sinh của người nộp thuế):
+ Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN, mẫu số 03-1B/TNDN, mẫu số 03-1C/TNDN.
+ Phụ lục chuyển lỗ theo mẫu số 03-2/TNDN.
+ Các Phụ lục về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo Mẫu số 03- 3A/TNDN; Mẫu số 03-3B/TNDN; Mẫu số 03-3C/TNDN; 03-3D/TNDN.
+ Phụ lục số thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp ở nước ngoài theo mẫu số 03-4/TNDN.
+ Phụ lục thuế thu nhập doanh nghiệp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 03-5/TNDN.
+ Phụ lục báo cáo trích lập, sử dụng quỹ khoa học và công nghệ theo mẫu số 03-6/TNDN.
+ Phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với cơ sở sản xuất theo mẫu số 03-8/TNDN.
+ Phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với hoạt động chuyển nhượng bất động sản theo mẫu số 03-8A/TNDN.
+ Phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với hoạt động sản xuất thủy điện theo mẫu số 03-8B/TNDN.
+ Phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp đối với hoạt động kinh doanh xổ số điện toán theo mẫu số 03-8C/TNDN.
+ Phụ lục bảng kê chứng từ nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp của hoạt động chuyển nhượng bất động sản thu tiền theo tiến độ chưa bàn giao trong năm theo mẫu số 03-9/TNDN.
- Trường hợp người nộp thuế là đối tượng áp dụng của Nghị định 132/2020/NĐCP thực hiện kê khai các mẫu kèm theo tờ khai quyết toán thuế TNDN số 03/TNDN như sau:
+ Phụ lục I: Thông tin về quan hệ liên kết và giao dịch liên kết ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
+ Phụ lục II: Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ quốc gia ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
+ Phụ lục III: Danh mục các thông tin, tài liệu cần cung cấp tại hồ sơ toàn cầu ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
+ Phụ lục IV: Kê khai thông tin báo cáo lợi nhuận liên quốc gia ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
(3) Miễn kê khai, miễn lập hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết:
- Doanh nghiệp được miễn kê khai xác định giá giao dịch liên kết tại mục III, mục IV Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP;
Miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Nghị định 132/2020/NĐ-CP trong trường hợp chỉ phát sinh giao dịch với các bên liên kết là đối tượng nộp thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam, áp dụng cùng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp với người nộp thuế và không bên nào được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ tính thuế, nhưng phải kê khai căn cứ miễn trừ tại mục I, mục II tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
- Người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 132/2020/NĐ-CP nhưng được miễn lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết trong các trường hợp sau:
+ Người nộp thuế có phát sinh giao dịch liên kết nhưng tổng doanh thu phát sinh của kỳ tính thuế dưới 50 tỷ đồng và tổng giá trị tất cả các giao dịch liên kết phát sinh trong kỳ tính thuế dưới 30 tỷ đồng;
+ Người nộp thuế đã ký kết Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế thực hiện nộp Báo cáo thường niên theo quy định pháp luật về Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế.
Các giao dịch liên kết không thuộc phạm vi áp dụng Thỏa thuận trước về phương pháp xác định giá tính thuế, người nộp thuế có trách nhiệm kê khai xác định giá giao dịch liên kết theo quy định tại Điều 18 Nghị định 132/2020/NĐ-CP;
+ Người nộp thuế thực hiện kinh doanh với chức năng đơn giản, không phát sinh doanh thu, chi phí từ hoạt động khai thác, sử dụng tài sản vô hình, có doanh thu dưới 200 tỷ đồng, áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp (không bao gồm chênh lệch doanh thu và chi phí của hoạt động tài chính) trên doanh thu thuần, bao gồm các lĩnh vực như sau:
++ Phân phối: Từ 5% trở lên;
++ Sản xuất: Từ 10% trở lên;
++ Gia công: Từ 15% trở lên.
+ Trường hợp người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng doanh thu, chi phí của từng lĩnh vực thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực.
+ Trường hợp người nộp thuế theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu nhưng không theo dõi, hạch toán riêng được chi phí phát sinh của từng lĩnh vực trong hoạt động sản xuất, kinh doanh thì thực hiện phân bổ chi phí theo tỷ lệ doanh thu của từng lĩnh vực để áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần tương ứng với từng lĩnh vực.
Trường hợp người nộp thuế không theo dõi, hạch toán riêng được doanh thu và chi phí của từng lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh để xác định tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp tương ứng với từng lĩnh vực thì áp dụng tỷ suất lợi nhuận thuần chưa trừ chi phí lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp trên doanh thu thuần của lĩnh vực có tỷ suất cao nhất.
+ Trường hợp người nộp thuế không áp dụng theo mức tỷ suất lợi nhuận thuần quy định tại điểm này thì phải lập Hồ sơ xác định giá giao dịch liên kết theo quy định.
(4) Xác định chi phí để tính thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết:
- Chi phí của giao dịch liên kết không phù hợp bản chất giao dịch độc lập hoặc không góp phần tạo ra doanh thu, thu nhập cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của người nộp thuế không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp trong kỳ.
- Chi phí dịch vụ không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm: Chi phí phát sinh từ các dịch vụ được cung cấp chỉ nhằm mục đích phục vụ lợi ích hoặc tạo giá trị cho các bên liên kết khác;
Dịch vụ phục vụ lợi ích cổ đông của bên liên kết; dịch vụ tính phí trùng lắp do nhiều bên liên kết cung cấp cho cùng một loại dịch vụ, không xác định được giá trị gia tăng cho người nộp thuế;
Dịch vụ về bản chất là các lợi ích người nộp thuế nhận được do là thành viên của một tập đoàn và chi phí mà bên liên kết cộng thêm đối với dịch vụ do bên thứ ba cung cấp thông qua trung gian bên liên kết không đóng góp thêm giá trị cho dịch vụ.
- Tổng chi phí lãi vay phát sinh sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ (không phân biệt chi phí lãi vay phát sinh giao dịch vay với bên liên kết hay bên độc lập) của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 30% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trong kỳ cộng với chi phí lãi vay sau khi trừ lãi tiền gửi và lãi cho vay phát sinh trong kỳ cộng chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế.
- Phần chi phí lãi vay không được trừ theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP được chuyển sang kỳ tính thuế tiếp theo khi xác định tổng chi phí lãi vay được trừ trong trường hợp tổng chi phí lãi vay phát sinh được trừ của kỳ tính thuế tiếp theo thấp hơn mức quy định tại điểm a khoản 3 Điều 16 Nghị định 132/2020/NĐ-CP.
Thời gian chuyển chi phí lãi vay tính liên tục không quá 05 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh chi phí lãi vay không được trừ.
(5) Trích lập khoản dự phòng:
Doanh nghiệp trích lập các khoản dự phòng theo quy định tại Thông tư 48/2019/TT-BTC được sửa đổi bổ sung Thông tư 24/2022/TT-BTC hướng dẫn trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp.
Tổng hợp quy định cần biết về quyết toán thuế TNDN 2025 cho kỳ tính thuế 2024? (Hình từ Internet)
Thời hạn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định thế nào?
Căn cứ Điều 44 Luật Quản lý thuế 2019, thời hạn khai, nộp và quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp được quy định như sau:
Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế
...
2. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế đối với loại thuế có kỳ tính thuế theo năm được quy định như sau:
a) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm; chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng đầu tiên của năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ khai thuế năm;
b) Chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 4 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch đối với hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân của cá nhân trực tiếp quyết toán thuế;
c) Chậm nhất là ngày 15 tháng 12 của năm trước liền kề đối với hồ sơ khai thuế khoán của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán; trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh mới kinh doanh thì thời hạn nộp hồ sơ khai thuế khoán chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày bắt đầu kinh doanh.
...
Như vậy, thời hạn quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp là chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng thứ 3 kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính đối với hồ sơ quyết toán thuế năm.








- 7 hành vi bị nghiêm cấm đối với đơn vị được kiểm toán mới nhất 2025?
- Trách nhiệm của đơn vị dự toán cấp 1 được quy định như thế nào?
- Hướng dẫn phương pháp hạch toán tài khoản 511 theo Thông tư 177? Tài khoản 5118 có bao nhiêu tài khoản cấp 3?
- Phù hiệu xe tải là gì? Xe tải phải trả phí đường bộ bao nhiêu?
- Mẫu số 3B - Lập hồ sơ đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với gói thầu xây lắp?
- Tiền ăn ca có tính thuế thu nhập cá nhân, bảo hiểm xã hội hay không?
- Hướng dẫn cách rút đồng Pi Network từ ví Coinskro về lại ví Pi của người dùng đơn giản, chi tiết, mới nhất 2025?
- Thành lập Đoàn kiểm tra thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm học thêm từ 20/2 - 20/3/2025? Đăng ký hộ kinh doanh dạy thêm nộp thuế môn bài mấy bậc?
- Công văn 1767 hướng dẫn chính sách nghỉ hưu trước tuổi theo Nghị định 178? Hưởng trợ cấp theo chính sách nghỉ hưu trước tuổi có nộp thuế?
- Hồ sơ chuyển nhượng toàn bộ vốn điều lệ của chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên gồm những gì?