Hướng dẫn cách rút đồng Pi Network từ ví Coinskro về lại ví Pi của người dùng đơn giản, chi tiết, mới nhất 2025?

Hướng dẫn cách rút đồng Pi Network từ ví Coinskro về lại ví Pi của người dùng đơn giản, chi tiết, mới nhất 2025? Đồng Pi có phải là chứng khoán? Giả sử phải thì có chịu thuế không?

Hướng dẫn cách rút đồng Pi Network từ ví Coinskro về lại ví Pi của người dùng đơn giản, chi tiết, mới nhất 2025?

Dưới đây là Hướng dẫn cách rút đồng Pi Network từ ví COINSKRO về lại ví Pi của người dùng đơn giản, chi tiết, mới nhất 2025 mà bạn có thể tham khảo:

Bước 1:

Người dùng có thể bắt đầu đi từ "Pi Browser". Sau đó kéo xuống dưới cùng vào click chọn "Explore the Testnet Ecosytem" để vào được ứng dụng "Coinskro.com"

Bước 2:

Người dùng muốn rút Pi về ví thì có thể click chọn vào mục "Profile" sau đó vào ví Pi hoặc

Trên màn hình chính của ứng dụng "Coinskro.com" cũng có một biểu tượng là "Wallet" thì người dùng cũng có thể click vào đó.

Sau khi, màn hình sẽ chuyển sang ví của "Coinskro.com/Wallet". Người dùng muốn rút đồng Pi về thì click chọn "WithDraw" để rút Pi từ ví Coinskro về lại ví Pi của mình.

Khi Click vào "WithDraw" thì màn hình sẽ tự chuyển sang dạng ô số để người dùng có thể nhập số Pi mà mình muốn rút về là bao nhiêu.

Lưu ý: Sẽ không được rút hết số Pi có trong ví Coinskro. Đó chính là phí giữ lại 0,01 Pi.

Ví dụ: Bạn có 0,2 Pi thì bạn chỉ được rút tối đa là 0,19 Pi và ví Coinskro sẽ giữ lại 0,01 Pi.

Bước 3:

Sau khi đã chọn được số Pi muốn rút về thì tiếp tục Click chọn "Continue" thì Pi sẽ tự động rút về ví Pi của người dùng.

Hướng dẫn cách rút đồng Pi Network từ ví Coinskro về lại ví Pi của người dùng đơn giản, chi tiết, mới nhất 2025?

Hướng dẫn cách rút đồng Pi Network từ ví Coinskro về lại ví Pi của người dùng đơn giản, chi tiết, mới nhất 2025? (Hình từ Internet)

Giao dịch bằng đồng Pi có vi phạm pháp luật không?

Đầu tiên, tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 52/2024/NĐ-CP quy định phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt là phương tiện do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, công ty tài chính được phép phát hành thẻ tín dụng, tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán cung ứng dịch vụ ví điện tử phát hành và được khách hàng sử dụng nhằm thực hiện giao dịch thanh toán, bao gồm:

- Séc;

- Lệnh chi;

- Ủy nhiệm chi, nhờ thu, ủy nhiệm thu,

-Thẻ ngân hàng (bao gồm: thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước),

- Ví điện tử và các phương tiện thanh toán khác theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Đồng thời, tại khoản 2, khoản 3 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 cũng quy định hoạt động ngoại hối là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong các giao dịch vãng lai, giao dịch vốn, sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các giao dịch khác liên quan đến ngoại hối. Ngoại hối bao gồm:

- Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;

- Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;

- Vàng thuộc Dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;

- Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.

Cuối cùng, tại Công văn 5747/NHNN-PC năm 2017 có hướng dẫn tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng không phải là tiền tệ và không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam. Việc phát hành, cung ứng và sử dụng tiền ảo nói chung và Bitcoin, Litecoin nói riêng (phương tiện thanh toán không hợp pháp) làm tiền tệ hoặc phương tiện thanh toán là hành vi bị cấm.

Chế tài xử lý hành vi này đã được quy định tại Nghị định 96/2014/NĐ-CP của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng và Bộ luật Hình sự 2015.

Ngoài ra, về việc đầu tư vào tiền ảo, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã cảnh báo nhiều lần việc đầu tư này tiềm ẩn rủi ro rất lớn cho nhà đầu tư.

Như vậy, từ những quy định nêu trên thì ta có thể thầy rằng đồng Pi không phải là phương tiện thanh toán hợp pháp tại Việt Nam. Do đó việc phát hành, cung ứng hoặc sử dụng đồng Pi làm tiền tệ thanh toán giao dịch là hành vi trái pháp luật.

Đồng Pi có phải là chứng khoán không?

Hiện nay, Việt Nam chưa có khung pháp lý cụ thể để quản lý tiền ảo. Theo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các loại tiền kỹ thuật số như Bitcoin, USDT, Pi Network không được coi là chứng khoán và không thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật Chứng khoán 2019. Điều này đồng nghĩa với việc mọi giao dịch liên quan đến tiền mã hóa đều không được pháp luật bảo vệ.

Nếu đồng Pi được xem là chứng khoán thì thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán có chịu thuế TNCN không?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 quy định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân như sau:

Thu nhập chịu thuế
Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân gồm các loại thu nhập sau đây, trừ thu nhập được miễn thuế quy định tại Điều 4 của Luật này:
...
4. Thu nhập từ chuyển nhượng vốn, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng phần vốn trong các tổ chức kinh tế;
b) Thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán;
c) Thu nhập từ chuyển nhượng vốn dưới các hình thức khác.
...

Như vậy, giả sử như đồng Pi được xem là chứng khoán thì thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán là khoản thu nhập thuộc thu nhập từ chuyển nhượng vốn, đây là khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định hiện hành.

Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Nguyễn Trần Cao Kỵ
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch