Tiktoker livestream bán hàng có phải đóng thuế không? Mức giảm trừ đối với người phụ thuộc của tiktoker là bao nhiêu?
Tiktoker livestream bán hàng có phải đóng thuế TNCN không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định thu nhập từ tiền lương, tiền công thuộc thu nhập chịu thuế như sau:
Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
…
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
….
c) Tiền thù lao nhận được dưới các hình thức như: tiền hoa hồng đại lý bán hàng hóa, tiền hoa hồng môi giới; tiền tham gia các đề tài nghiên cứu khoa học, kỹ thuật; tiền tham gia các dự án, đề án; tiền nhuận bút theo quy định của pháp luật về chế độ nhuận bút; tiền tham gia các hoạt động giảng dạy; tiền tham gia biểu diễn văn hoá, nghệ thuật, thể dục, thể thao; tiền dịch vụ quảng cáo; tiền dịch vụ khác, thù lao khác.
d) Tiền nhận được từ tham gia hiệp hội kinh doanh, hội đồng quản trị doanh nghiệp, ban kiểm soát doanh nghiệp, ban quản lý dự án, hội đồng quản lý, các hiệp hội, hội nghề nghiệp và các tổ chức khác.
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
…
Đồng thời, tại tiết i khoản 1 Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC quy định về khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác như sau:
Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác
Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
…
Như vậy, tiktoker livestream bán hàng có thu nhập tiền lương, tiền công từ quảng cáo, bán hàng hoặc các dịch vụ khác thuộc đối tượng chịu thuế thu nhập cá nhân theo quy định pháp luật.
Đồng thời, các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, điểm d, khoản 2, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.
Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.
Tiktoker livestream bán hàng có phải đóng thuế không? (hình từ internet)
Mức giảm trừ đối với người phụ thuộc là bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 về mức giảm trừ gia cảnh như sau:
Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Theo đó, mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) và mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.
Như vậy, mức giảm trừ gia cảnh đối với TikToker nộp thuế thu nhập cá nhân được áp dụng như sau: 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm) cho đối tượng nộp thuế và 4,4 triệu đồng/tháng cho mỗi người phụ thuộc.
Trách nhiệm của doanh nghiệp bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử là gì?
Tại Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định doanh nghiệp bán trên sàn giao dịch thương mại điện tử có trách nhiệm sau đây:
- Cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin quy định tại Điều 29 Nghị định 52/2013/NĐ-CP cho thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử khi đăng ký sử dụng dịch vụ.
- Cung cấp đầy đủ thông tin về hàng hóa, dịch vụ theo quy định từ Điều 30 đến Điều 34 Nghị định 52/2013/NĐ-CP khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Đảm bảo tính chính xác, trung thực của thông tin về hàng hóa, dịch vụ cung cấp trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Thực hiện các quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định 52/2013/NĐ-CP khi ứng dụng chức năng đặt hàng trực tuyến trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Cung cấp thông tin về tình hình kinh doanh của mình khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ hoạt động thống kê thương mại điện tử.
- Tuân thủ quy định của pháp luật về thanh toán, quảng cáo, khuyến mại, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định của pháp luật có liên quan khác khi bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế theo quy định của pháp luật.
- Tổng hợp trạng thái mã số thuế doanh nghiệp mới nhất 2025?
- Trường hợp nào xe máy đi vào đường cao tốc không bị phạt tiền? Mức thu phí sử dụng đường bộ cao tốc 2025?
- Ai bị cấm mua bán sử dụng thuốc lá? Mức phạt mua, bán thuốc lá với người bị cấm hút thuốc?
- Trị giá hàng hóa là gì? Áp dụng thuế tự vệ khi trị giá hàng hóa nhập khẩu gia tăng như thế nào?
- Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá được tính từ ngày nào?
- Xe ô tô chạy quá tốc độ dưới 10km/h thì bị phạt bao nhiêu tiền?
- Địa chỉ Cục thuế tỉnh Đồng Tháp ở đâu? Nhiệm vụ và quyền hạn của Cục thuế tỉnh Đồng Tháp là gì?
- Có phải đăng ký lại người phụ thuộc khi người nộp thuế TNCN thay đổi nơi kinh doanh không?
- Cách viết tờ khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có hoạt động sản xuất kinh doanh?
- Nghị định 03/2025 quy định về sắp xếp lại, xử lý tài sản công là nhà, đất? Bắt buộc chuyển sang sử dụng hóa đơn điện tử bán tài sản công?