Bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử có phải xuất hóa đơn không?
Bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử có phải xuất hóa đơn không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về thời điểm lập hóa đơn đối với hàng hóa như sau:
Thời điểm lập hóa đơn
1. Thời điểm lập hóa đơn đối với bán hàng hóa (bao gồm cả bán tài sản nhà nước, tài sản tịch thu, sung quỹ nhà nước và bán hàng dự trữ quốc gia) là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
2. Thời điểm lập hóa đơn đối với cung cấp dịch vụ là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).
3. Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
....
Theo đó, thời điểm lập hóa đơn được xác định đối với hoạt động bán hàng hóa là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hóa cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.
Bên cạnh đó, đối với trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho khối lượng, giá trị hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.
Đồng thời, sàn giao dịch thương mại điện tử được hiểu là website thương mại điện tử cho phép các thương nhân, tổ chức, cá nhân không phải chủ sở hữu website có thể tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình mua bán hàng hóa, dịch vụ (căn cứ tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP)
Website thương mại điện tử (dưới đây gọi tắt là website) là trang thông tin điện tử được thiết lập để phục vụ một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động mua bán hàng hóa hay cung ứng dịch vụ, từ trưng bày giới thiệu hàng hóa, dịch vụ đến giao kết hợp đồng, cung ứng dịch vụ, thanh toán và dịch vụ sau bán hàng (căn cứ tại khoản 8 Điều 3 Nghị định 52/2013/NĐ-CP)
Như vậy, hoạt động bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử phải tiến hành xuất hóa đơn điện tử theo quy định về thời điểm xuất hóa đơn điện tử đối với hoạt động bán hàng hóa.
Bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử có phải xuất hóa đơn không? (Hình từ internet)
Xuất hóa đơn điện tử sai thời điểm áp dụng mức phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 102/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm về xuất hóa đơn khi bán hàng hóa như sau:
Xử phạt hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ
1. Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ;
b) Lập hóa đơn liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (dùng quyển có số thứ tự lớn hơn và chưa dùng quyển có số thứ tự nhỏ hơn) và tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy các quyển hóa đơn có số thứ tự nhỏ hơn;
c) Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế, bên bán và bên mua phát hiện việc lập sai loại hóa đơn và lập lại loại hóa đơn đúng theo quy định trước khi cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế và không ảnh hưởng đến việc xác định nghĩa vụ thuế.
...
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này.
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 1, khoản 3 Điều này;
b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định, trừ trường hợp phạt cảnh cáo theo điểm b khoản 1 Điều này;
...
Như vậy, xuất hóa đơn điện tử sai thời điểm tùy vào từng trường hợp và mức độ nghiêm trọng của vụ việc mà có mức phạt tiền cụ thể:
- Cảnh cáo đối với việc lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ.
- Phạt tiền từ 3.000.000 đến 5.000.000 đồng đối với hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm nhưng không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế.
- Phạt tiền từ 4.000.0000 đến 8.000.000 đối với việc lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định của pháp luật về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
Mức phạt tiền đối với hành vi xuất hóa đơn điện tử sai thời điểm nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính về hóa đơn thì mức phạt tiền của cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền của tổ chức (căn cứ tại khoản 5 Điều 5 Nghị định 125/2020/NĐ-CP, khoản 4 Điều 7 Nghị định 125/2020/NĐ-CP.)
- Có phải nộp tiền thuế TNDN tạm nộp Quý 4 2024 không?
- Từ 01/7/2025 mức thuế suất thuế giá trị gia tăng của thiết bị y tế là bao nhiêu?
- Địa điểm kiểm tra sau thông quan có bao gồm nơi lưu giữ hàng hóa của người khai hải quan không?
- Đồ chơi trẻ em chịu thuế suất thuế giá trị gia tăng bao nhiêu % theo Luật Thuế giá trị gia tăng 2024?
- Muốn trở thành người làm công tác kiểm toán nội bộ cần đáp ứng tiêu chuẩn gì?
- Hợp đồng ủy nhiệm lập hóa đơn điện tử của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế cho bên thứ ba phải đảm bảo những nội dung gì?
- Thu nhập từ chuyển nhượng trái phiếu có chịu thuế TNCN không?
- Chứng từ điện tử được bảo quản bằng hình thức nào?
- Bán hàng trên sàn giao dịch thương mại điện tử có phải xuất hóa đơn không?
- Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải có kinh nghiệm làm việc bao nhiêu năm?