Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử? Thuế suất thuế GTGT áp dụng đối với thuốc chữa bệnh là bao nhiêu?

Mặt hàng thuốc chữa bệnh áp dụng mức thuế suất thuế GTGT bao nhiêu? Hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử?

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử?

Căn cứ theo quy định tại khoản 17, khoản 18, khoản 19 Điều 6 Luật Dược 2016 được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a và điểm d khoản 3 Điều 1 Luật Dược sửa đổi 2024 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoat động kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử cụ thể:

(1) Kinh doanh dược tại nơi không phải là địa điểm kinh doanh ghi trên Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược hoặc đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép, trừ hoạt động mua, bán theo phương thức thương mại điện tử.

(2) Bán lẻ theo phương thức thương mại điện tử đối với các loại thuốc sau đây:

- Thuốc kê đơn, trừ trường hợp cách ly y tế khi có bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đã được công bố dịch theo quy định của pháp luật về phòng, chống bệnh truyền nhiễm;

- Thuốc phải kiểm soát đặc biệt;

- Thuốc thuộc Danh mục thuốc hạn chế bán lẻ.

(3) Bán buôn theo phương thức thương mại điện tử đối với thuốc phải kiểm soát đặc biệt.

(4) Kinh doanh thuốc, nguyên liệu làm thuốc theo phương thức thương mại điện tử thông qua các phương tiện không phải là sàn giao dịch thương mại điện tử, ứng dụng thương mại điện tử bán hàng, trang thông tin điện tử (còn gọi là website thương mại điện tử) bán hàng có chức năng đặt hàng trực tuyến.

Như vậy, có 04 hành vi nêu trên là những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử.

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử? Thuế suất thuế GTGT áp dụng đối với thuốc chữa bệnh là bao nhiêu?

Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử? Thuế suất thuế GTGT áp dụng đối với thuốc chữa bệnh là bao nhiêu? (Hình từ internet)

Mặt hàng thuốc chữa bệnh áp dụng mức thuế suất thuế GTGT bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư 219/2013/TT-BTC quy định về đối tượng chịu thuế GTGT bao gồm:

Đối tượng chịu thuế
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài), trừ các đối tượng không chịu thuế GTGT hướng dẫn tại Điều 4 Thông tư này.

Đồng thời theo quy định tại khoản 11 Điều 10 Thông tư 219/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC và tiếp tục được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 43/2021/TT-BTC quy định về đối tượng áp dụng mức thuế suất 5% cụ thể như sau:

Thuế suất 5%
...
11. Thiết bị, dụng cụ y tế gồm máy móc và dụng cụ y tế: các loại máy soi, chiếu, chụp dùng để khám, chữa bệnh; các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng để mổ, điều trị vết thương, ô tô cứu thương; dụng cụ đo huyết áp, tim, mạch, dụng cụ truyền máu; bơm kim tiêm; dụng cụ phòng tránh thai; các dụng cụ, thiết bị y tế có Giấy phép nhập khẩu hoặc Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành hoặc Phiếu tiếp nhận hồ sơ công bố tiêu chuẩn theo quy định pháp luật về y tế hoặc theo Danh mục trang thiết bị y tế thuộc diện quản lý chuyên ngành của Bộ Y tế được xác định mã số hàng hóa theo Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 14/2018/TT-BYT ngày 15/5/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế và văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có).
...
Bông, băng, gạc y tế và băng vệ sinh y tế; thuốc phòng bệnh, chữa bệnh bao gồm thuốc thành phẩm, nguyên liệu làm thuốc, trừ thực phẩm chức năng; vắc-xin; sinh phẩm y tế, nước cất để pha chế thuốc tiêm, dịch truyền; mũ, quần áo, khẩu trang, săng mổ, bao tay, bao chi dưới, bao giày, khăn, găng tay chuyên dùng cho y tế, túi đặt ngực và chất làm đầy da (không bao gồm mỹ phẩm); vật tư hóa chất xét nghiệm, diệt khuẩn dùng trong y tế theo xác nhận của Bộ Y tế.
...

Như vậy, mặt hàng thuốc chữa bệnh cũng là một trong những loại hàng hóa dùng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam. Bên cạnh đó, từ những quy định trên thì mặt hàng thuốc chữa bệnh áp dụng mức thuế suất thuế GTGT 5%.

Nguyễn Ánh Linh
Thương mại điện tử
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hướng dẫn kê khai tờ khai thuế điện tử cho cá nhân kinh doanh thương mại điện tử 2025?
Pháp luật
Hành vi nào bị nghiêm cấm trong hoạt động kinh doanh thuốc theo phương thức thương mại điện tử? Thuế suất thuế GTGT áp dụng đối với thuốc chữa bệnh là bao nhiêu?
Pháp luật
Cơ quan thuế có trách nhiệm gì trong việc quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện tử?
Pháp luật
Chủ sở hữu Sàn giao dịch thương mại điện tử thực hiện việc khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân kinh doanh như thế nào?
Pháp luật
Có tính thuế khi cá nhân mua hàng hóa online trên các sàn thương mại điện tử quốc tế gửi về Việt Nam không?
Pháp luật
Hoạt động thương mại điện tử là gì? Cá nhân kinh doanh trong hoạt động thương mại điện tử có phải chịu thuế TNCN không?
Pháp luật
Cách thức tính thuế VAT trong giao dịch thương mại điện tử?
Pháp luật
Mã ngành 4791 là gì? Cá nhân bán lẻ trên sàn thương mại điện tử có phải nộp thuế thu nhập cá nhân?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch