Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải có kinh nghiệm làm việc bao nhiêu năm?
Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải có kinh nghiệm làm việc bao nhiêu năm?
Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 05/2019/NĐ-CP có quy định về tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ như sau:
Tiêu chuẩn của người làm công tác kiểm toán nội bộ
1. Có bằng đại học trở lên các chuyên ngành phù hợp với yêu cầu kiểm toán, có kiến thức đầy đủ và luôn được cập nhật về các lĩnh vực được giao thực hiện kiểm toán nội bộ.
2. Đã có thời gian từ 05 năm trở lên làm việc theo chuyên ngành đào tạo hoặc từ 03 năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra.
3. Có kiến thức, hiểu biết chung về pháp luật và hoạt động của đơn vị; có khả năng thu thập, phân tích, đánh giá và tổng hợp thông tin; có kiến thức, kỹ năng về kiểm toán nội bộ.
4. Chưa bị kỷ luật ở mức cảnh cáo trở lên do sai phạm trong quản lý kinh tế, tài chính, kế toán hoặc không đang trong thời gian bị thi hành án kỷ luật.
5. Các tiêu chuẩn khác do đơn vị quy định.
Như vậy, người làm công tác kiểm toán nội bộ phải có kinh nghiệm làm việc:
- 05 năm trở lên theo chuyên ngành đào tạo
- Hoặc từ 03 năm trở lên làm việc tại đơn vị đang công tác
- Hoặc từ 03 năm trở lên làm kiểm toán, kế toán hoặc thanh tra.
Người làm công tác kiểm toán nội bộ phải có kinh nghiệm làm việc bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Thẩm quyền ban hành quy chế kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp?
Căn cứ vào Điều 12 Nghị định 05/2019/NĐ-CP quy định về quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ như sau:
Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ
1. Quy chế kiểm toán nội bộ, gồm: mục tiêu, phạm vi hoạt động, vị trí, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của bộ phận kiểm toán nội bộ trong đơn vị và mối quan hệ với các bộ phận khác; trong đó có các yêu cầu về tính độc lập, khách quan, các nguyên tắc cơ bản, yêu cầu về trình độ chuyên môn, việc đảm bảo chất lượng của kiểm toán nội bộ và các nội dung có liên quan khác.
2. Quy trình kiểm toán nội bộ: quy định và hướng dẫn chi tiết về phương thức đánh giá rủi ro, lập kế hoạch kiểm toán nội bộ hàng năm, kế hoạch từng cuộc kiểm toán, cách thức thực hiện công việc kiểm toán, lập và gửi báo cáo kiểm toán, theo dõi, giám sát chỉnh sửa sau kiểm toán, theo dõi thực hiện kiến nghị sau kiểm toán, lưu hồ sơ, tài liệu kiểm toán nội bộ.
3. Trên cơ sở các quy định tại Nghị định này, đơn vị phải xây dựng Quy chế và quy trình kiểm toán nội bộ phù hợp với đặc thù hoạt động của đơn vị. Đơn vị được khuyến khích áp dụng các thông lệ quốc tế về kiểm toán nội bộ nếu không có mâu thuẫn với các quy định tại Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác.
4. Thẩm quyền ban hành Quy chế kiểm toán nội bộ là:
a) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
d) Hội đồng quản trị đối với các công ty niêm yết;
đ) Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
e) Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
Theo quy định trên, những người sau đây có thẩm quyền ban hành quy chế kiểm toán nội bộ của doanh nghiệp:
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ đối với bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập đối với các đơn vị sự nghiệp công lập;
- Hội đồng quản trị đối với các công ty niêm yết;
- Hội đồng quản trị đối với doanh nghiệp mà nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con;
- Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty đối với các doanh nghiệp nhà nước là công ty mẹ hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
- Có được phép kê biên tài sản đối với huân chương, huy chương của người nộp thuế?
- Những người nào không được đăng ký hành nghề kiểm toán từ ngày 01/01/2025?
- Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ bản quyền là khi nào? Kỳ tính thuế TNCN đối với thu nhập từ bản quyền ra sao?
- Chi cục Thuế làm việc lại sau Tết 2025 ngày mấy? Chi cục trưởng Chi cục Thuế được bổ sung thẩm quyền quyết định hoàn thuế?
- Từ 01/01/2025 sàn thương mại điện tử nước ngoài phải đăng ký khai thuế tại Việt Nam đúng không?
- Phí đăng kiểm xe ô tô 5 chỗ, 7 chỗ năm 2025 là bao nhiêu?
- Phí sử dụng đường bộ thu qua đầu phương tiện ô tô năm 2025 sẽ nộp ngân sách Trung ương 100%?
- Nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2025 của các địa phương? Các khoản thu nhập từ tiền lương được miễn thuế TNCN?
- Nghỉ Tết Dương lịch 2025 có được hưởng lương không? Tiền làm thêm ngày nghỉ Tết Dương lịch 2025 có chịu thuế TNCN không?
- Xử lý hóa đơn điện tử sai sót được quy định như thế nào?