03 trường hợp điều chỉnh, bổ sung khung giá tính thuế tài nguyên 2025?
03 trường hợp điều chỉnh, bổ sung khung giá tính thuế tài nguyên 2025?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư 44/2017/TT-BTC được sửa đổi bởi Điều 1 Thông tư 41/2024/TT-BTC quy định về điều chỉnh, bổ sung khung giá tính thuế tài nguyên như sau:
Điều chỉnh, bổ sung khung giá tính thuế tài nguyên
1. Các trường hợp điều chỉnh, bổ sung khung giá tính thuế tài nguyên:
a) Giá tài nguyên phổ biến trên thị trường biến động giảm trên 20% so với mức giá tối thiểu của Khung giá tính thuế tài nguyên;
b) Giá tài nguyên phổ biến trên thị trường biến động tăng trên 20% so với mức giá tối đa của Khung giá tính thuế tài nguyên;
c) Phát sinh loại tài nguyên mới chưa được quy định trong Khung giá tính thuế tài nguyên.
2. Trường hợp giá tài nguyên phổ biến trên thị trường biến động giảm trên 20% so với mức giá tối thiểu của Khung giá tính thuế tài nguyên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm gửi văn bản về Bộ Tài chính để cung cấp thông tin kèm theo đề xuất, hồ sơ và phương án thuyết minh cụ thể làm cơ sở xem xét việc điều chỉnh Khung giá tính thuế tài nguyên, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên hoặc văn bản quy định điều chỉnh Bảng giá tính thuế tài nguyên sau khi Bộ Tài chính điều chỉnh Khung giá tính thuế tài nguyên.
3. Trường hợp giá tài nguyên phổ biến trên thị trường biến động thấp hơn nhưng không quá 20% so với mức giá tối thiểu hoặc cao hơn nhưng không quá 20% so với mức giá tối đa của Khung giá tính thuế tài nguyên, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan xác định và trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành Bảng giá tính thuế tài nguyên hoặc văn bản quy định điều chỉnh Bảng giá tính thuế tài nguyên.
...
Như vậy, 03 trường hợp điều chỉnh bổ sung khung giá tính thuế tài nguyên 2025 bao gồm:
- Giá tài nguyên phổ biến trên thị trường biến động giảm trên 20% so với mức giá tối thiểu của Khung giá tính thuế tài nguyên;
- Giá tài nguyên phổ biến trên thị trường biến động tăng trên 20% so với mức giá tối đa của Khung giá tính thuế tài nguyên;
- Phát sinh loại tài nguyên mới chưa được quy định trong Khung giá tính thuế tài nguyên.
03 trường hợp điều chỉnh, bổ sung khung giá tính thuế tài nguyên 2025? (Hình từ Internet)
Cơ sở dữ liệu giá tính thuế tài nguyên được sử dụng để làm gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Thông tư 44/2017/TT-BTC quy định cụ thể như sau:
Cơ sở dữ liệu giá tính thuế tài nguyên
1. Cơ sở dữ liệu giá tính thuế tài nguyên là thông tin liên quan đến giá tính thuế tài nguyên do cơ quan thuế thu thập, tổng hợp, phân loại.
2. Cơ sở dữ liệu giá tính thuế tài nguyên được Tổng cục Thuế xây dựng tập trung thống nhất và thường xuyên cập nhật.
3. Nguồn thông tin hình thành cơ sở dữ liệu giá tính thuế tài nguyên:
a) Khung giá tính thuế tài nguyên ban hành kèm theo Thông tư này;
b) Bảng giá tính thuế tài nguyên do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
c) Nguồn thông tin từ tờ khai thuế tài nguyên có sẵn thể hiện trên Hồ sơ khai thuế tài nguyên do người nộp thuế kê khai;
d) Tờ khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu đối với loại tài nguyên, khoáng sản tương ứng được kết nối với hệ thống cơ sở dữ liệu Tờ khai điện tử của cơ quan hải quan.
đ) Báo cáo kế toán, tài chính của doanh nghiệp;
e) Giá mua, bán giao dịch của các tài nguyên, khoáng sản đang được niêm yết, mua bán trên thị trường trong nước, quốc tế.
g) Nguồn thông tin của cơ quan thuế về tình hình chấp hành pháp luật của người nộp thuế.
h) Nguồn thông tin từ nguồn khác: là các nguồn thông tin do cơ quan thuế thu thập do các cơ quan khác có liên quan cung cấp đã được kiểm chứng mức độ tin cậy.
4. Cơ sở dữ liệu giá tính thuế tài nguyên được sử dụng để:
a) Xây dựng khung giá tính thuế tài nguyên, Bảng giá tính thuế tài nguyên;
b) Phục vụ công tác quản lý rủi ro, thanh tra, kiểm tra về giá tính thuế tài nguyên.
Như vậy, cơ sở dữ liệu giá tính thuế tài nguyên được sử dụng để:
- Xây dựng khung giá tính thuế tài nguyên, Bảng giá tính thuế tài nguyên;
- Phục vụ công tác quản lý rủi ro, thanh tra, kiểm tra về giá tính thuế tài nguyên.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/DanLuat-BanAn/2025/MST/bang-tinh-thue-tai-nguyen-nuoc.png)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/2025/thang-2/ngay-06/khung-gia-tinh-thue-tai-nguyen.jpg)
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NBT_MST/2025/thang-2/ngay-03/mau-to-khai-qtt-tn.jpg)
- Cách ghi Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh mới nhất? Trẻ em được tính là người phụ thuộc đến bao giờ?
- Điều lệ Đảng mới nhất 2025? Điều lệ Đảng hiện hành có bao nhiêu chương bao nhiêu điều? Không đóng đảng phí có bị xóa tên đảng viên?
- Thông tin về địa chỉ, số điện thoại các Chi cục Thuế Hà Nội?
- Sử dụng làn đường và vượt xe như thế nào để không bị phạt? Ai chịu trách nhiệm phân loại phương tiện giao thông để làm cơ sở thu lệ phí trước bạ?
- Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì và dùng để làm gì? Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân được cấp trong trường hợp nào?
- Hướng dẫn lập hóa đơn điện tử hàng hóa cho biếu tặng mới nhất theo cơ quan thuế?
- Tài khoản 3331 theo Thông tư 200 có bao nhiêu tài khoản cấp 3?
- Chậm đóng bảo hiểm xã hội được không? Chế độ cho người tham gia BHXH bắt buộc từ 01/7/2025?
- Hướng dẫn lập phụ lục 05 2/BK-TNCN trên HTKK Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần?
- Thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ gia cảnh là mức nào?