Cách ghi Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh mới nhất? Trẻ em được tính là người phụ thuộc đến bao giờ?
Cách ghi Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh mới nhất?
Mẫu tờ khai đăng ký khai sinh mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTP (thay thế mẫu tờ khai đăng ký khai sinh quy định tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT- BTP)
Mẫu tờ khai đăng ký khai sinh: Tải mẫu
Cách ghi Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh mới nhất:
Cách ghi Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh theo Điều 31 Thông tư 04/2020/TT-BTP như sau:
(1) Họ, chữ đệm, tên của người được khai sinh phải ghi bằng chữ in hoa, có dấu.
(2) Ngày, tháng, năm sinh của người được khai sinh được ghi bằng số và bằng chữ.
(3) Mục Nơi sinh được ghi như sau:
- Trường hợp trẻ em sinh tại bệnh viện, nhà hộ sinh, trạm y tế, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là cơ sở y tế) thì ghi tên cơ sở y tế và địa chỉ trụ sở cơ sở y tế đó.
- Trường hợp trẻ em sinh ngoài cơ sở y tế, bao gồm trường hợp sinh tại nhà, sinh trên phương tiện giao thông, trên đường, trong trại tạm giam, trại giam hoặc tại địa điểm khác thì ghi địa danh hành chính thực tế, nơi trẻ em sinh ra (ghi đủ 3 cấp đơn vị hành chính).
- Trường hợp trẻ em sinh ra ở nước ngoài thì Nơi sinh được ghi theo tên thành phố và tên quốc gia, nơi trẻ em được sinh ra; trường hợp trẻ em sinh ra tại quốc gia liên bang thì ghi tên thành phố, tên tiểu bang và tên quốc gia đó.
- Trường hợp đăng ký lại khai sinh mà không xác định được đầy đủ thông tin về nơi sinh thì mục Nơi sinh ghi cấp tỉnh nếu sinh tại Việt Nam hoặc tên quốc gia nếu sinh ở nước ngoài (ví dụ: tỉnh Vĩnh Phúc hoặc Hoa Kỳ).
(4) Mục Nơi cư trú được ghi như sau:
- Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở trong nước thì ghi theo nơi đăng ký thường trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú, thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi đang sinh sống.
- Trường hợp công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài thì ghi theo địa chỉ thường trú hoặc tạm trú ở nước ngoài.
(5) Mục Giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký khai sinh phải ghi rõ: tên loại giấy tờ, số, cơ quan cấp, ngày cấp giấy tờ đó.
(6) Mục Nơi đăng ký khai sinh phải ghi đúng tên cơ quan có thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định của Luật hộ tịch, cụ thể như sau:
- Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã thì phải ghi địa danh hành chính đủ 3 cấp (xã, huyện, tỉnh).
- Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện thì phải ghi địa danh hành chính 2 cấp (huyện, tỉnh).
- Trường hợp đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài thì ghi tên của Cơ quan đại diện.
(7) Trường hợp cha hoặc mẹ của người được khai sinh là người nước ngoài thì ghi tên người đó theo đúng hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế hộ chiếu.
(8) Tên địa danh, tên quốc gia nước ngoài được viết theo tên đã được phiên âm sang tiếng Việt (ví dụ: Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Liên bang Đức, Hoa Kỳ....); trường hợp không có phiên âm tiếng Việt thì viết theo phiên âm La-tinh (ví dụ: Osaka; New York....).
(9) Phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này tại mặt sau của Giấy khai sinh sử dụng để ghi chú nội dung thay đổi, cải chính, bổ sung thông tin hộ tịch, xác định lại dân tộc; ghi các thông tin hộ tịch thay đổi theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Khi thực hiện cần ghi rõ ngày, tháng, năm tiến hành ghi chú, thông tin hộ tịch có sự thay đổi và tên loại giấy tờ, số, tên cơ quan, ngày, tháng, năm cấp giấy tờ là căn cứ để thực hiện việc ghi chú.
(10) Việc hướng dẫn ghi họ, chữ đệm, tên, ngày, tháng, năm, nơi cư trú, giấy tờ tùy thân, nơi đăng ký, địa danh, quốc gia, phần ghi chú những thông tin thay đổi sau này tại Điều này được áp dụng để ghi thống nhất trong các Sổ hộ tịch và giấy tờ hộ tịch khác.
Tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 04/2024/TT-BTP hướng dẫn cách ghi mẫu tờ khai đăng ký khai sinh mới nhất năm 2024 như sau:
(1) Ghi rõ tên cơ quan đăng ký khai sinh.
(2) Chỉ ghi trong trường hợp người có yêu cầu đăng ký hộ tịch chưa có/không cung cấp số định danh cá nhân/căn cước công dân/thẻ căn cước/chứng minh nhân dân; không cung cấp đầy đủ thông tin ngày, tháng, năm sinh.
Trường hợp phải cung cấp thông tin “Nơi cư trú” thì ghi theo nơi đăng ký thường trú; nếu không có nơi đăng ký thường trú thì ghi theo nơi đăng ký tạm trú; trường hợp không có nơi đăng ký thường trú và nơi đăng ký tạm trú thì ghi theo nơi ở hiện tại.
(3) Ghi số định danh cá nhân/căn cước công dân/thẻ căn cước (ví dụ: Căn cước công dân số 025188001010 do Cục Cảnh sát QLHC về TTXH cấp ngày 20/11/2021). Trường hợp không có số định danh cá nhân/căn cước công dân/thẻ căn cước thì ghi giấy tờ hợp lệ thay thế (hộ chiếu, chứng minh nhân dân,...).
(4) Trường hợp sinh tại cơ sở y tế thì ghi rõ tên cơ sở y tế và và địa chỉ trụ sở cơ sở y tế đó.
Ví dụ: - Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, đường La Thành, phường Ngọc Khánh, quận Ba Đình, Hà Nội.
- Trạm y tế xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
Trường hợp sinh ra ngoài cơ sở y tế thì ghi địa danh của 03 cấp hành chính (xã, huyện, tỉnh), nơi sinh ra.
Ví dụ: xã Đình Bảng, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh.
(5) Ghi đầy đủ ngày, tháng sinh của cha, mẹ (nếu có).
(6) Đề nghị đánh dấu X vào ô nếu có yêu cầu cấp bản sao và ghi rõ số lượng.
Cách ghi Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh mới nhất? Trẻ em được tính là người phụ thuộc đến bao giờ?
Trẻ em được tính là người phụ thuộc đến bao giờ?
Quy định về người phụ thuộc của người nộp thuế được quy định trong Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:
- Con của người nộp thuế:
+ Con dưới 18 tuổi.
+ Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
+ Con đang học đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề, hoặc học phổ thông nếu có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng.
- Người phụ thuộc khác:
+ Vợ hoặc chồng của người nộp thuế
+ Cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ/chồng, cha mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế
+ Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang nuôi dưỡng như anh chị em ruột, ông bà, cháu ruột, hoặc người nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
Đồng thời, điều kiện để được tính là người phụ thuộc:
+ Đối với người trong độ tuổi lao động: Phải bị khuyết tật, không có khả năng lao động và thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng.
+ Đối với người ngoài độ tuổi lao động: Không có thu nhập hoặc thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng.
Do đó, trẻ em được tính là người phụ thuộc của người nộp thuế đến khi đủ 18 tuổi hoặc từ 18 tuổi trở lên mà bị khuyết tật, không có khả năng lao động, hoặc đang học các cấp đào tạo (đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề, hoặc học phổ thông) và có thu nhập dưới 1 triệu đồng/tháng, trẻ em vẫn đáp ứng một trong các điều kiện trên, thì sẽ vẫn được tính là người phụ thuộc dù đã trên 18 tuổi.
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/HA_MST/ghi-gaiy-khai-sinh.jpg)
- Cách ghi Giấy khai sinh và Sổ đăng ký khai sinh mới nhất? Trẻ em được tính là người phụ thuộc đến bao giờ?
- Điều lệ Đảng mới nhất 2025? Điều lệ Đảng hiện hành có bao nhiêu chương bao nhiêu điều? Không đóng đảng phí có bị xóa tên đảng viên?
- Thông tin về địa chỉ, số điện thoại các Chi cục Thuế Hà Nội?
- Sử dụng làn đường và vượt xe như thế nào để không bị phạt? Ai chịu trách nhiệm phân loại phương tiện giao thông để làm cơ sở thu lệ phí trước bạ?
- Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân là gì và dùng để làm gì? Chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân được cấp trong trường hợp nào?
- Hướng dẫn lập hóa đơn điện tử hàng hóa cho biếu tặng mới nhất theo cơ quan thuế?
- Tài khoản 3331 theo Thông tư 200 có bao nhiêu tài khoản cấp 3?
- Chậm đóng bảo hiểm xã hội được không? Chế độ cho người tham gia BHXH bắt buộc từ 01/7/2025?
- Hướng dẫn lập phụ lục 05 2/BK-TNCN trên HTKK Phụ lục bảng kê chi tiết cá nhân thuộc diện tính thuế theo thuế suất toàn phần?
- Thu nhập làm căn cứ xác định người phụ thuộc được áp dụng giảm trừ gia cảnh là mức nào?