Tổ chức thống nhất Châu Phi - OAU là gì?
Tổ chức thống nhất Châu Phi - OAU là gì?
Tổ chức giáo dục khoa học và văn hóa là gì?
Bố của bà Lương Thị Ánh Tuyết (Bình Định) là thương binh hạng 2/4, mất sức lao động 75%. Ngày 26/11/2015, do vết thương tái phát nặng và đột ngột, bố của bà đã chết tại nhà. Bà Tuyết hỏi, khi chính quyền địa phương đã xác nhận thì bố của bà có được công nhận liệt sĩ không?
Theo phản ánh của bà Vũ Thị Tươm (TP. Hải Phòng), chồng bà tên là Đinh Viết Đạo hy sinh năm 1972. Năm 1978 bà Tươm tái giá nhưng vẫn nuôi dưỡng các con. Sau đó, bố mẹ của liệt sĩ Đạo đã làm đơn xác nhận bà Tươm không nuôi con để các con của bà được hưởng chính sách hỗ trợ đối với con liệt sĩ không nơi nương tựa. Hiện, bố mẹ của liệt sĩ Đạo đã chết, bà Tươm vẫn đang thờ cúng liệt sĩ. Vừa qua, bà Tươm làm thủ tục đề nghị hưởng chế độ đối với vợ liệt sĩ tái giá, nhưng hồ sơ bị trả về với lý do, trước đây bố mẹ của liệt sĩ Đạo đã có đơn xác nhận bà Tươm không nuôi con nên bà không được giải quyết chế độ đối với vợ liệt sĩ đã tái giá. Bà Tươm hỏi, trường hợp của bà có được hưởng chế độ đối với vợ liệt sĩ đã tái giá không?
Ông Nguyễn Đỗ Tâm (Hà Nội) là em ruột của liệt sĩ. Hàng năm gia đình ông có đi thăm viếng mộ của anh ông tại nghĩa trang tỉnh Quảng Nam và được hỗ trợ tiền đi lại và tiền ăn đối với thân nhân liệt sĩ. Năm 2015, thực hiện theo quy định mới, gia đình ông Tâm chỉ được hỗ trợ đối với 1 người thờ cúng chính, trong khi thực tế gia đình ông có 3 người đến nghĩa trang ở Quảng Nam. Ông Tâm hỏi, gia đình ông có được hỗ trợ mỗi năm 1 lần đi thăm viếng mộ liệt sĩ ở nghĩa trang không và được hỗ trợ cho bao nhiêu người (khi có đầy đủ giấy tờ chứng minh)?
Theo phản ánh của ông Hà Văn Ngợi (huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa), ngày 6/11/2014, gia đình ông Ngợi đi thăm viếng mộ liệt sĩ Hà Minh Phúc tại nghĩa trang liệt sĩ tỉnh An Giang, gồm anh ruột của liệt sĩ và 2 cháu là con đẻ của anh, chị ruột liệt sĩ (có giấy ủy quyền của bố, mẹ). Khi gia đình ông Ngợi thanh toán tiền hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ tại Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Bá Thước, thì chỉ được thanh toán cho trường hợp của anh ruột liệt sĩ. Ông Ngợi hỏi, việc thanh toán như vậy có đúng quy định không?
Vừa qua 3 anh em ông Lê Đức Anh Tuấn (Thanh Hóa) đi thăm viếng mộ người anh ruột là liệt sĩ. Khi làm thủ tục thanh toán, tuy đã có giấy tờ hợp lệ theo quy định, nhưng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa chỉ thanh toán tiền đi lại và tiền ăn cho 1 người. Việc thanh toán như vậy đúng hay sai?
Tàu biển nước ngoài là gì?
Ông Nguyễn Đức Duy (tỉnh Trà Vinh) hỏi: Bố tôi là con của liệt sĩ, ngoài chế độ hưu trí hàng tháng, bố tôi còn được hưởng chế độ nào khác không và có được cấp nhà tình nghĩa không?
Ông ngoại của ông Nguyễn Hữu Nghĩa (TP. HCM) là liệt sĩ, có 3 người con trai và một người con gái. Từ trước đến nay 1 người con trai của ông ngoại được hưởng trợ cấp hàng tháng và chế độ BHXH. Ông Nghĩa hỏi, trường hợp liệt sĩ có nhiều con thì những người còn lại sẽ được hưởng chế độ như thế nào?
Tôi là cháu của liệt sĩ. Tôi rất muốn biết một số quy định mới về chế độ đối với thân nhân liệt sĩ nên nhờ luật gia tư vấn.
Theo phản ánh của ông Trần Văn Nam, chú ông Nam là liệt sỹ Trần Quốc Toản, hy sinh tại mặt trận Điện Biên Phủ ngày 14/4/1954. Nay gia đình ông Nam có nguyện vọng đi tìm hài cốt liệt sĩ nhưng liệt sĩ Trần Quốc Toản chưa có tên trên Bảng ghi danh các anh hùng liệt sĩ trong Chiến dịch Điện Biên Phủ và Sổ vàng ghi danh các anh hùng liệt sỹ do Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Điện Biên quản lý. Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Nam đề nghị cơ quan có thẩm quyền giúp đỡ để gia đình tìm được hài cốt liệt sĩ Trần Quốc Toản và để liệt sĩ Toản được ghi danh trên Bảng vàng các anh hùng liệt sĩ hy sinh trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
Bà Vũ Thị Nhẫn (TP. Hải Phòng) đề nghị cơ quan chức năng xem xét, tạo điều kiện để gia đình bà được đưa hài cốt liệt sĩ Phan Văn Vinh, con trai bà Nhẫn, hy sinh năm 1973 tại mặt trận phía Nam từ nghĩa trang Bình Lâm, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam về nghĩa trang quê nhà.
Bà Đào Thị Mai (tỉnh Quảng Ngãi) hỏi về việc xác nhận liệt sĩ đối với trường hợp ông Đào Minh Châu, bố bà Mai, nguyên là cán bộ thuộc Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp (nay là Bộ Giáo dục và Đào tạo) được cử đi phụ trách lưu học sinh Đại sứ quán Việt Nam tại Bungari, đã chết năm 1970. Hiện ông Châu được an táng tại Nghĩa trang Trung tâm Sofia (Bungari). Gia đình bà Mai có nguyện vọng chuyển di hài của ông Châu về Việt Nam và đề nghị cơ quan chức năng xem xét để xác nhận liệt sĩ đối với trường hợp của ông Châu.
Gia đình tôi có 4 chị em gái, khi bố tôi hy sinh chúng tôi còn rất nhỏ. Do sơ xuất mẹ tôi đã để bị mối ăn hết giấy báo tử và Bằng Tổ Quốc Ghi Công. Sau này khi chúng tôi đã trưởng thành thì mẹ tôi cũng qua đời. Chị em chúng tôi có đi nhiều nơi và cũng hỏi nhiều người để tìm phần mộ của bố tôi nhưng không có những thông tin chính xác nên chúng tôi không thể tìm được. Mãi đến năm 2009 thì người anh con nhà bác ruột của tôi đã đưa cho tôi một tờ giấy nói rằng anh tìm thấy trong cặp hồ sơ của bố anh ghi về những thông tin của bố tôi do chính tay bác viết (vì bác đi chiến dịch biên giới cùng bố tôi). Bác có viết là bố tôi bị thương trong trận đánh địch tại làng Lân sau đó hy sinh chôn tại làng Thái Vua hyện Lục Yên tỉnh Yên Bái ở Tiểu đoàn 564 Đại đội 964 Trung đoàn 165 nhập ngũ tháng 10 năm 1947. Sau khi biết được một số thông tin như vậy chúng tôi đã hỏi một số chương trình để tìm mộ liệt sỹ nhưng họ đều trả lời là phải có giấy báo tử thì mới xác minh chính xác được thông tin. Gia đình tôi bây giờ chỉ còn giữ lại được 01 Bảng Vàng Danh Dự do Thủ Tướng Chính Phủ tặng ngày 2 tháng 12 năm 1979 (vì em gái tôi cũng là quân nhân). Vậy rất mong quý cơ quan tìm hiểu giúp tôi những thông tin về bố tôi.