Tra cứu hỏi đáp Giảng viên

Hỏi đáp pháp luật Không ở ngạch giảng viên có được phụ cấp nhà giáo? 11:43 | 08/09/2016
Bà Mai Thị Chung (Hà Nội) hưởng lương ngạch giảng viên được trên 7 năm. Tháng 12/2010, bà xin chuyển sang ngạch chuyên viên chính để dự thi chuyên viên cao cấp và được cơ quan chấp thuận. Bà vẫn hưởng 45% phụ cấp đứng lớp. Tháng 1/2012, bà Chung có quyết định bổ nhiệm ngạch chuyên viên cao cấp và vẫn được hưởng 45% phụ cấp đứng lớp. Tháng 11/2012, bà nhận quyết định nghỉ hưu. Bà Chung hỏi, bà có được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo không, nếu được thì hưởng như thế nào, theo văn bản nào?
Hỏi đáp pháp luật Không ở ngạch giảng viên có được phụ cấp thâm niên nhà giáo? 08:36 | 08/09/2016
Bà Mai Thị Chung (Hà Nội) hưởng lương ngạch giảng viên được trên 7 năm. Tháng 12/2010, bà xin chuyển sang ngạch chuyên viên chính để dự thi chuyên viên cao cấp và được cơ quan chấp thuận. Bà vẫn hưởng 45% phụ cấp đứng lớp. Tháng 1/2012, bà Chung có quyết định bổ nhiệm ngạch chuyên viên cao cấp và vẫn được hưởng 45% phụ cấp đứng lớp. Tháng 11/2012, bà nhận quyết định nghỉ hưu. Bà Chung hỏi, bà có được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo không, nếu được thì hưởng như thế nào, theo văn bản nào?
Hỏi đáp pháp luật Kéo dài thời gian làm việc đối với giảng viên đủ tuổi nghỉ hưu 16:28 | 07/09/2016
Theo phản ánh của bà Thanh, Luật Giáo dục đại học và Nghị định số 141/2013/NĐ-CP ngày 24/10/2013 của Chính phủ quy định, giảng viên có trình độ tiến sĩ, giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư công tác trong cơ sở giáo dục đại học có thể kéo dài thời gian làm việc kể từ khi đủ tuổi nghỉ hưu để giảng dạy, nghiên cứu khoa học nếu có đủ sức khoẻ, tự nguyện kéo dài thời gian làm việc, đồng thời cơ sở giáo dục đại học có nhu cầu. Bà Thanh hỏi, nghiên cứu viên chính, có trình độ tiến sĩ công tác tại Viện nghiên cứu Sư phạm, trường Đại học Sư phạm Hà Nội có thuộc đối tượng được kéo dài thời gian làm việc theo Luật Giáo dục đại học và Nghị định số 141/2013/NĐ-CP không? Luật Giáo dục đại học có hiệu lực từ 1/1/2013 còn Nghị định số 141/2013/NĐ-CP có hiệu lực từ 10/12/2013, vậy việc kéo dài tuổi nghỉ hưu với trường hợp giáo viên nghỉ hưu từ tháng 1/2013 đến tháng 12/2013 được áp dụng như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Chế độ thai sản cho giảng viên 18:03 | 30/08/2016
Xin hỏi chế độ nghỉ thai sản tính từ ngày nào? Nếu tôi sinh con ngày 2/4 nhưng đến ngày 2/5 tôi mới làm đơn xin nghỉ thì thời gian nghỉ có được tính kể từ lúc nộp đơn không? Quy định giờ chuẩn giảng dạy của tôi là 549 giờ chuẩn / năm. Khi nghỉ 6 tháng, tôi có được giảm giờ chuẩn tương ứng với thời gian nghỉ không? Giảm bao nhiêu giờ? Có tính chia đều cho 3 lĩnh vực giảng dạy, NCKH, công tác khác không? Đối với phụ nữ nuôi con nhỏ dưới 12 tháng, mỗi ngày được nghỉ 1 giờ. Vậy đối với giảng viên thì giờ chuẩn sẽ dược giảm trong năm đó là bao nhiêu? Có tính chia đều cho 3 lĩnh vực giảng dạy, NCKH, công tác khác không? Rất mong nhận được hướng dẫn
Hỏi đáp pháp luật Có được chấm dứt HĐLĐ thử việc giảng viên sau khi nghỉ thai sản? 18:03 | 30/08/2016

Vợ tôi tốt nghiệp đại đọc niên khóa 2007-2011. Đến tháng 3.2012 đã vượt qua kỳ thi sát hạch do trường tổ chức theo chủ trương giữ lại một số sinh viên giỏi để tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng trở thành giảng viên. Từ tháng 4.2012, vợ tôi được nhận thử việc tại trường với vị trí chuyên môn là giảng viên trong thời gian 6 tháng (đợt 1: từ tháng 4 – 6.2012; đợt 2: từ tháng 6 – 9.2012). Tuy nhiên, đến tháng 9.2012, vợ tôi sinh cháu nên nhà trường không ký tiếp đợt tập sự 1 năm tiếp theo và nghỉ không có chế độ gì suốt từ đó tới nay. Sau khi cháu được 5 tháng, vợ tôi đã gửi đơn cho nhà trường với mong muốn và nguyện vọng tiếp tục được công tác tại trường. Tuy nhiên không nhận được thông tin phản hồi. Cách xử lý của nhà trường như vậy có phù hợp không? binhtran…@gmail.com

Hỏi đáp pháp luật Chế độ nghỉ hè của Giảng viên 18:03 | 30/08/2016

Kính mong Luật sư tư vấn cho tôi về vấn đề sau: Ở khoản 3, Điều 70 của Luật Giáo dục có nêu: "Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp trình độ sơ cấp nghề, trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp gọi là giáo viên. Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề gọi là giảng viên" Khoản 5, Điều 73: " Nhà giáo được nghỉ hè, nghỉ Tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo và các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ luật lao động". Tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu về quy định nghỉ hè đối với nhà giáo thì hiện nay mới chỉ có Quy định về Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Vì vậy mong Luật sư có thể tư vấn cho tôi về việc nghỉ hè đối với Giảng viên có được áp dụng hay không, nếu có thì thực hiện theo văn bản nào của Nhà nước. Trân trọng cảm ơn Luật sư!

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào