Có mấy biện pháp cưỡng chế nợ thuế? Quyết định cưỡng chế nợ thuế có hiệu lực thi hành trong bao lâu?
Có mấy biện pháp cưỡng chế nợ thuế?
Căn cứ tại Điều 3 Thông tư 215/2013/TT-BTC một số cụm từ bị thay thế bởi khoản 2 Điều 2 Thông tư 87/2018/TT-BTC quy định như sau:
Điều 3. Các biện pháp cưỡng chế
1. Các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế (sau đây gọi chung là biện pháp cưỡng chế)
a) Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
b) Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
c) Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
d) Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
đ) Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
e) Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
2. Việc áp dụng các biện pháp cưỡng chế nêu trên được thực hiện theo quy định tại Điều 11, 12, 13, 14, 15 và Điều 16 Mục 2 Thông tư này.
Trường hợp đã ban hành quyết định cưỡng chế bằng biện pháp tiếp theo mà có thông tin, điều kiện để thực hiện biện pháp cưỡng chế trước đó thì người ban hành quyết định cưỡng chế có quyền quyết định chấm dứt biện pháp cưỡng chế đang thực hiện và ban hành quyết định thực hiện biện pháp cưỡng chế trước để bảo đảm thu đủ số tiền thuế, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế.
Theo đó, có 06 biện pháp cưỡng chế nợ thuế bao gồm:
- Trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế tại kho bạc nhà nước, tổ chức tín dụng; yêu cầu phong tỏa tài khoản.
- Khấu trừ một phần tiền lương hoặc thu nhập.
- Thông báo hóa đơn không còn giá trị sử dụng.
- Kê biên tài sản, bán đấu giá tài sản kê biên theo quy định của pháp luật để thu tiền thuế nợ, tiền phạt, tiền chậm nộp tiền thuế, tiền chậm nộp tiền phạt vào ngân sách nhà nước.
- Thu tiền, tài sản khác của đối tượng bị cưỡng chế do tổ chức, cá nhân khác đang giữ.
- Thu hồi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy phép thành lập và hoạt động, giấy phép hành nghề.
Có mấy biện pháp cưỡng chế nợ thuế? Quyết định cưỡng chế nợ thuế có hiệu lực thi hành trong bao lâu? (Hình từ Internet)
Quyết định cưỡng chế nợ thuế có hiệu lực thi hành trong bao lâu?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 215/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 87/2018/TT-BTC quy định như sau:
Điều 9. Thời hiệu thi hành quyết định cưỡng chế
1. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế được ghi trong quyết định cưỡng chế.
Riêng quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế là 30 (ba mươi) ngày được ghi trong quyết định cưỡng chế.
2. Trong thời hiệu quy định tại Khoản 1 Điều này mà tổ chức, cá nhân bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cố tình trốn tránh, trì hoãn, cản trở việc cưỡng chế, không thực hiện trách nhiệm của mình như: không nhận quyết định cưỡng chế, cản trở không cho cơ quan thuế thực hiện các biện pháp cưỡng chế theo quy định tại Điều 3 Thông tư này thì thời hiệu thi hành được tính lại kể từ thời điểm chấm dứt các hành vi này.
....
Như vậy, quyết định cưỡng chế nợ thuế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 01 (một) năm, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế được ghi trong quyết định cưỡng chế.
Riêng quyết định cưỡng chế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản của đối tượng bị cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày ghi trong quyết định cưỡng chế. Thời hiệu áp dụng cưỡng chế là 30 (ba mươi) ngày được ghi trong quyết định cưỡng chế.
Chi phí cưỡng chế nợ thuế được xác định như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 215/2013/TT-BTC chi phí cưỡng chế được xác định như sau:
Điều 10. Chi phí cưỡng chế
1. Xác định chi phí cưỡng chế
a) Chi phí cưỡng chế được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế phù hợp với giá cả ở từng địa phương.
b) Chi phí cưỡng chế bao gồm: chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế; chi phí thù lao cho các chuyên gia định giá để tổ chức đấu giá, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản; chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản; chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên; chi phí thực tế khác (nếu có).
...
Như vậy, chi phí cưỡng chế được xác định như sau:
- Chi phí cưỡng chế được xác định trên cơ sở các chi phí thực tế đã phát sinh trong quá trình thi hành quyết định cưỡng chế phù hợp với giá cả ở từng địa phương.
- Chi phí cưỡng chế bao gồm: chi phí huy động người thực hiện quyết định cưỡng chế; chi phí thù lao cho các chuyên gia định giá để tổ chức đấu giá, chi phí tổ chức bán đấu giá tài sản; chi phí thuê phương tiện tháo dỡ, chuyên chở đồ vật, tài sản; chi phí thuê giữ hoặc bảo quản tài sản đã kê biên; chi phí thực tế khác (nếu có).
Trân trọng!
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Các bước đăng nhập vnEdu.vn cho giáo viên đơn giản, nhanh nhất 2024?
- Điều lệ đảng hiện hành được thông qua năm nào?
- Festival hoa Đà Lạt 2024 ngày nào? Festival hoa đà lạt ở đâu? Festival Hoa Đà Lạt có những hoạt động gì?
- Lịch âm 2024 - Lịch vạn niên 2024: Chi tiết? Còn mấy ngày nữa đến Tết âm lịch 2025?
- Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Hưng Yên giáp tỉnh nào?