Em tôi là giáo viên tiểu học bị vi phạm pháp luật về hành vi đánh bạc và cả hai đều bị phạt tiền. Vậy em tôi có bị buộc thôi việc không? Và nếu bị buộc thôi việc gia đình tôi muốn khiếu nại thì gửi cơ quan nào? Mong nhận được tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật. Chân thành cảm ơn!
Tôi là giáo viên Ngữ văn THCS mã ngạch 15a201 đang công tác tại một trường cao đẳng ở Hà Nội. Tôi muốn xin chuyển đến dạy tại một trường THCS ở Hà Nội thì cần thủ tục gì? Tôi không có thông tin trường nào thiếu GV và chưa có Quyết định tiếp nhận của Hiệu trưởng trường THCS. Trân trọng!
Người hỏi: Nguyễn Thị Huệ ( 11:15 19/03/2016)
Tôi là giáo viên tiểu học, sau 12 tháng thử việc, tôi nhận được quyết định vào biên chế ngày 01/09/2014. Vậy sau bao lâu tôi mới đủ điều kiện xin thuyên chuyển về trường khác (trong tỉnh).
Bà Tưởng Thị Ý (Hà Tĩnh) sinh năm 1954, sau khi tốt nghiệp phổ thông, bà làm giáo viên mầm non. Năm 1996, bà Ý đi học trung cấp tại chức mầm non, tốt nghiệp năm 1998 và tiếp tục làm giáo viên mầm non.
Tháng 1/2008, bà Ý được đóng BHXH bắt buộc, thời gian đóng BHXH là 1 năm 6 tháng.
Tháng 7/2009, bà Ý đủ 55 tuổi, nhận quyết định nghỉ việc, được bảo hiểm thanh toán tiền trợ cấp cho 1 năm là 1.200.000 đồng. Nay, bà Ý muốn được biết, trường hợp của bà có được hưởng chế độ nào khác không? Bà có thể đóng BHXH như các giáo viên khác không?
Giáo viên của cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không được quy định như thế nào? Xin chào Ban biên tập Thư Ký Luật. Tôi thắc mắc không biết giáo viên của cơ sở đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ nhân viên hàng không được quy định như thế nào? Văn bản nào quy định điều này? Mong Ban biên tập tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cám ơn Ban biên tập Thư Ký Luật! Thu Hà (hathu***@gmail.com)
Tôi là giáo viên (GV) đã công tác nhiều năm và đã được hưởng thâm niên hơn 20%. Từ cuối năm học 2012-2103 và đầu năm học mới này, nhà trường đã thực hiện chỉ đạo của phòng giáo dục là không cho GV kiêm nhiệm các công việc như kế toán, văn thư, phụ trách phòng thiết bị.
Đối với các công việc này phải phân công chuyên và không được hưởng phụ cấp đứng lớp và phụ cấp thâm niên. Chúng tôi rất bức xúc nhưng chỉ được giải thích "Trường dư thừa GV nên phải làm như vậy". Chúng tôi cũng không biết theo quy định nào, văn bản nào để thực hiện việc đó. Ở một số trường đã thực hiện phương án "luân phiên theo học kỳ, theo năm đối với các công việc trên để GV đỡ bị thiệt về tiền thâm niên".
Theo tôi hiểu thì đã công tác và giảng dạy nhiều năm là được phụ cấp thâm niên. Nay tôi vẫn công tác trong nhà trường, làm công việc văn thư, thiết bị, do không trực tiếp đứng lớp thì việc bị cắt phụ cấp đứng lớp là phù hợp. Nhưng sao lại cắt phụ cấp thâm niên của tôi? Xin quý báo giúp đỡ làm sáng tỏ! (Một GV)
Tôi là giáo viên biên chế của THCS công lập. Tôi thi đỗ viên chức là giáo viên dạy môn Công nghệ. Tuy nhiên, khi đến trường nhận nhiệm vụ thì tôi lại được Hiệu trưởng phân công làm văn thư, trong khi đó tôi chưa từng được học hoặc đào tạo nghiệm vụ này.
Xin được hỏi cách phân công của hiệu trưởng như vậy có đúng với quy định hay không? Tôi muốn làm giáo viên theo đúng chuyên ngành được đào tạo và chức danh thi tuyển thì phải làm gì? – Thái Thị Hải (thaihai***@gmail.com).
Xin hỏi sinh viên trước khi trúng tuyển có thời gian hợp đồng giảng dạy tại trường do Hiệu trưởng đóng bảo hiểm 12 tháng, khi trúng tuyển hợp đồng có miễn thời gian tập sự không? Cảm ơn!
Em đã công tác tại 1 trường Tư thục là 02 năm và có đóng bảo hiểm xã hội là 10 tháng tại trường đó. Vậy, khi em đỗ ngạch viên chức giáo viên thì em có phải tham gia tập sự không ạ? Nếu có thì thời gian tập sự là bao nhiêu tháng ạ?
Tôi mới được nhà trường phân công dạy kiêm nhiệm thể dục từ đầu năm học đến nay, nhưng tôi vẫn chưa được hưởng các chế độ của giáo diên dạy thể dục.
Xin hỏi tôi có được hưởng chế độ bồi dưỡng và trang phục theo Quyết định 51/2012/QĐ-TTg hay không? (canh***@gmail.com).
GD&TĐ - Theo Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT: Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết 1 tuần nên đối với các trường hạng I.
Giáo viên chuyên thể dục chỉ dạy đủ 23 tiết, còn lại 1 số tiết thể dục thì giáo viên chủ nhiệm phải dạy kiêm, tức là dạy 1 hoặc 2 tiết thể dục 1 tuần.
Vậy những giáo viên đó có được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng 01% mức lương tối thiểu chung cho 1 tiết giảng thực hành không? - Trương Thu Hà ([email protected])
Hiện nay, các giáo viên giảng dạy môn thể dục tại địa phương chưa được hưởng chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục theo Quyết định 51/2012/QĐ-TTg.
Ông Lưu Xuân Ngọc (ngocanh160710@...), giáo viên trường THCS Động Lâm (Hạ Hòa, Phú Thọ)
Hiện tôi đang là giáo viên có bằng ĐH sư phạm thể dục được điều động từ trường cấp hai về trường cấp một dạy chuyên môn thể dục. Ngày 16/11/2012 Thủ tướng ban hành QĐ 51/2012/QĐ-TTg Quy định về chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục đối với giáo viên, giảng viên thể dục thể thao. Xét về đối tượng áp dụng tại điều 2 của quyết định này thì tôi hiển nhiên thuộc nhóm đối tượng được hưởng chế độ nêu trên. Nhưng lãnh đạo Phòng và nhà trường vẫn không thực hiện chế độ này cho tôi với lí do Tôi là giáo viên thể dục từ trường cấp 2 chuyển xuống nên hiển nhiên đổi thành giáo viên tiểu học mà giáo viên tiểu học thì phải dạy tất cả các môn và Nhà trường không tổ chức dạy môn chuyên. Trong khi đó 2 năm nay về trường tôi đều được phân dạy chuyên môn thể dục. Theo tôi điều này là vô lí vì Quyết định trên đã nêu rõ quyền lợi mà tôi được hưởng là chính đáng. Rất mong các đồng chí tư vấn và trả lời làm sáng tỏ giúp tôi Chúc các đồng chí nhiều sức khỏe, xin trân trọng cảm ơn. (Nguyễn Văn Cường)
Xin hỏi, giáo viên thể dục thuộc những loại hình trường nào thì được hưởng chế độ bồi dưỡng và chế độ trang phục. Mức hưởng chế độ bồi dưỡng cho giáo viên thể dục hưởng tính như thế nào?
Kính mong luật sư giải đáp giúp tôi vấn đề sau: - Trước đây tôi là giáo viên được hưởng 40% phụ cấp đứng lớp, hiện tôi đang học cao học tập trung 2 năm theo quyết định cử đi học của ủy ban nhân dân tỉnh do vậy trong thời gian đi học tôi chỉ được hưởng phụ cấp 10%. - Tháng 1/2011 tôi sinh cháu bé. Vây tôi muốn hỏi trong thời gian nghỉ thai sản 4 tháng tôi sẽ được hưởng phụ cấp 10% hay 40% (Xin nói thêm là tôi sinh cháu trong thời gian được cử đi học). - Tôi sinh cháu tháng 1/2011 nhưng tới 4/2011 tôi mới báo với cơ quan bảo hiểm thì liệu cơ quan bảo hiểm có chi trả chế độ thai sản cho tôi hay không?
Kính gửi Bảo hiểm Xã hội tỉnh Hậu Giang. Vợ tôi là giáo viên đang công tác tại Trường THPT Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Vợ tôi sinh con vào 02/6/2014, thời gian này trùng với dịp nghỉ hè của giáo viên. Tôi xin hỏi là sau khi được nghỉ 6 tháng theo chế độ thai sản thì có được nghỉ bù thêm 2 tháng hè không?
Trong năm học 2012-2013 bà Nguyễn Thị Tuyết (TP Đà Nẵng) trực tiếp giảng dạy 546 giờ, dạy kiêm nhiệm 111 giờ, dạy thay 32 giờ. So với tiêu chuẩn thì bà Tuyết dạy thừa 60 giờ. Bà Tuyết hỏi, bà được hưởng chế độ tăng giờ dạy như thế nào?
Chúng tôi là giáo viên ở Hà Nội. Xin hỏi: Đối với lớp mẫu giáo học 2 buổi ngày thì mỗi một giáo viên tương ứng với dạy bao nhiêu trẻ từ 5-6 tuổi. Lớp tôi có 48 trẻ thì được tiêu chuẩn bao nhiêu giáo viên?