(PLO)-Có thể đăng ký giám định chữ ký thật, giả tại Văn phòng giám định tư pháp được không.
Tôi đang có nhu cầu giám định chữ ký thật, giả và tôi nghe nói ởTP.HCM có văn phòng giám định tư về việc này có đúng không?
Trần Văn Tám (tamvantran102@yahoo.com.vn)
(PLO)- Thương binh đã giám định có vết thương sau đây tái phát thì được giám định lại, gồm có vết thương sọ não bị khuyết xương sọ hoặc còn mảnh kim khí trong sọ gây biến chứng dẫn đến rối loạn tâm thần hoặc liệt...
Cha tôi là thương binh ¾ và có lãnh trợ cấp hằng tháng. Nay vết thương cũ ở đầu cha tôi tái phát làm ông ấy đau nhức thường xuyên hơn. Trường hợp của cha tôi có được giám định lại tỉ lệ thương tật không?
Phạm Thị Quyên (doquyenhethu1994@gmail.com)
Trong quá trình giải quyết vụ án về tranh chấp quyền sử dụng đất, một trong số các nguyên đơn có yêu cầu giám định một tài liệu do tôi cung cấp cho Tòa án. Tôi có liên hệ với giám định viên để tìm hiểu về kết quả giám định vì tôi vẫn khẳng định tài liệu tôi cung cấp là chính xác nhưng bị người này từ chối. Có phải việc này là họ có ý gây khó khăn cho tôi không và trong trường hợp này tôi phải làm thế nào?
Phan Tấn Hùng (Cam Phú, Cam Ranh)
Tôi là nguyên đơn trong vụ kiện thừa kế, tôi nghi ngờ về một tài liệu mà phía bị đơn đưa ra nên tôi muốn yêu cầu giám định. Xin cho biết thủ tục phải như thế nào?
Vinh Trang (Cam Lâm)
Tôi là nguyên đơn trong một vụ án dân sự đang được Tòa án nhân dân huyện thụ lý giải quyết. Trong hồ sơ vụ án phía bị đơn cung cấp cho Tòa án tôi thấy có một tài liệu nghi vấn, tôi muốn được giám định. Xin hỏi việc này cần thủ tục thế nào và tôi có phải chịu trách nhiệm gì không?
(Trần Hà)
Tôi là bị đơn trong một vụ án dân sự. Quá trình giải quyết vụ án tại Tòa án, phía nguyên đơn đưa ra bản hợp đồng có ghi bổ sung thêm một nội dung, và ở phần đó có ký tên của người làm chứng. Tôi nghi ngờ cả chữ viết và chữ ký này nên đã yêu cầu Tòa án cho giám định. Tuy nhiên Tòa cho rằng phần ghi chú này không có ảnh hưởng nên không cho giám định. Xin hỏi trong trường hợp này tôi có thể tự mình trưng cầu giám định được không? Thủ tục thế nào?
(Hà Thị Liên – Cam Ranh)
Không đồng ý với kết luận giám định mà người giám định đọc tại phiên toà, bà P là người bị kiện đã yêu cầu giám định lại. Xin hỏi nếu yêu cầu của bà P là có căn cứ và cần thiết thì Hội đồng xét xử sẽ giải quyết như thế nào?
Ông A và bà B lấy nhau năm 2008. Năm 2009 bà B có nhận chuyển nhượng một miếng đất và đứng tên bà B, tháng 8/2011 do mâu thuẫn vợ chồng bà B đã giả mạo chữ ký của ông B và ra chính quyền xã làm thủ tục chứng thực để tặng cho giá trị quyền sử dụng đất trên cho chị gái mình. Khi phát hiện ra sự việc ông A yêu cầu Uỷ ban nhân dân xã thu hồi và huỷ văn bản chứng thực nhưng Uỷ ban nhân dân xã không chấp thuận. Hỏi trong trường hợp này khi khởi kiện ra Toà án, ông A có được quyền yêu cầu giám định chữ ký không?
Đề nghị cho biết pháp luật quy định người giám định trong tố tụng hành chính là người như thế nào? Người giám định có những quyền, nghĩa vụ gì? Người giám định không được tiến hành giám định trong những trường hợp nào?
Hỏi: Con trai tôi chết trong một vụ tai nạn giao thông, trước khi chết con tôi đã đưa bạn gái của cháu về ra mắt gia đình và trước mặt hai bên nhà trai nhà gái hai đứa công nhận sắp có con và muốn tổ chức lễ cưới. Hai gia đình đã làm lễ ăn hỏi cho các cháu, nhưng chưa kịp đăng ký kết hôn thì con tôi đã ra đi, sau đó chúng tôi đã công nhận con dâu và đón cháu về. 6 tháng sau cháu sinh con và đã được UBND xã làm giấy khai sinh và con trai tôi đứng tên bố của cháu bé trong giấy khai sinh. Nay khi yêu cầu bồi thường thiệt hại tại tòa án thì thẩm phán thụ lý vụ án yêu cầu tôi phải làm giám định gen của cháu để xác định cha cho con. Thẩm phán yêu cầu tôi như vậy có đúng không?
N.V.Q (Thôn Yên Phó, xã Liên Ninh,
huyện Thanh Trì, Hà Nội)