Bà Trần Thị Chẩn ở thôn Vàng Cổ Bi,Gia Lâm Hà Nội đã có đơn khiếu nại QĐ696/QĐ-UBND ngày 03/4/2014 của UBND huyện Gia Lâm liên quan đến việc cấp GCN quyền sử dụng đất cho bà Trần thị Lành ở thôn Vàng làm mất quyền lợi của bà Chận UBND thành phố Hà Nội đã giao sở tài nguyên xác minh kiến nghi.Ngày 08/12/2014. bà Chẩn đã cung cấp cho thanh tra sở tài nguyên đầy đủ tài liệu giấy tờ liên quan đến nội dung khiếu nai.Đến nay đã 09 tháng mà bà chẩn vẫn chưa dược nhận QĐ giải quyết khiếu nại như vậy là đúng hay sai. Để bảo vệ quyền của mình bầ Chẩn phải hỏi ai, xin quý Ban giúp đỡ. Xin cám ơn!
Người hỏi: Nguyễn Thị Loan ( 10:31 03/09/2015)
Xin UBND thành phố hà nội cho tôi hỏi: Phó chủ tịch xã có thẩm quyền trong xử phạt hành chính cấp xã hay không? Nếu có thì mức xử phạt hành chính đối với việc cáo buộc người dân lấn chiếm đất như thế nào? Vào tháng 4 năm 2015, gia đình tôi có xây tường bao trên phần đất còn lại của nhà tôi, nó là một phần đất tôi đã bỏ tiền ra mới có được vào năm 1977. Tuy nhiên, chính xã lại nói đó là đất của xã quản lý, không phải đất của cá nhân nào Tôi có giấy đổi đât năm 1977. Phần đất đến nay tôi xây tường bao đó vẫn còn ít hơn so với số đất thực tế tôi mua. Phần đất này cũng đang bị hộ bên cạnh nhà tôi tranh chiếm, nhưng trong sổ đỏ của họ thì không thể hiện số đất này, còn nhà tôi tôi chưa làm sổ đỏ Dưới đây là quyết định xử phạt của Phó chủ tịch xã, UBND thành phố cho tôi hỏi thêm, quyết định này có đúng không? Tôi xin chân thành cảm ơn!
Người hỏi: Nguyễn Thị Thúy ( 20:41 31/07/2015)
Kính gửi: Cổng GTĐT TP Hà Nội Đề nghị quý cơ quan giúp giải đáp rõ các nội dung sau: 1. Hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất của cha ông để lại mà trên sổ địa chính hoặc sổ mục kê ghi tên của cha ông nhưng lại không có giấy tờ về việc chuyển quyền sử dụng đất để lại. Từ năm 2003, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nêu trên được ghi tên trong sổ mục kê đất đai do địa phương quản lý. Xin hỏi: Trường hợp này, khi được xét , cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu thì được áp dụng điều, khoản nào của các văn bản pháp luật về đất đai hiện hành; Hồ sơ, trình tự, thủ tục ra sao? 2. Tại Điểm g Khoản 1 Điều 100 Luật đất đai 2013 quy định: “Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 theo quy định của Chính phủ”. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 43/NĐ-CP thì Sổ mục kê đất, sổ kiến điền lập trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 là một trong các loại giấy tờ khác. Xin hỏi: Sổ mục kê lập từ ngày 18/12/1980 đến trước ngày 15/10/1993 có được công nhận là một trong các loại giấy tờ khác? 3. Trường hợp thửa đất đủ điều kiện về kích thước và diện tích tối thiểu; đủ điều kiện để cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (GCNQSDĐ) nhưng hiện tại chưa được cấp GCNQSDĐ thì người sử dụng đất có được tách thành hai hoặc nhiều thửa để xin cấp GCNQSDĐ cho các thửa đất đã tách không? Trân trọng cảm ơn!
Người hỏi: Văn Thuấn ( 15:00 22/05/2015)
Kính gửi: Cổng GTĐT TP Hà Nội Xin hỏi quý cơ quan một số nội dung sau: 1. Tại sao Quyết định 96/2014/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội lại quy định: Các thửa đất của chủ sử dụng đất tại vị trí 2, vị trí 3, vị trí 4 của Bảng số 5 (đất ở, đất thương mại, dịch vụ và đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp ở đô thị),…cách hè đường, phố (theo chiều sâu của ngõ) đến 1000m thì được giảm giá 20% so với giá đất quy định còn cách hè đường, phố trên 1000 m lại không quy định giảm phần trăm giá đất mà lại áp dụng bảng giá đất khu dân cư nông thôn tại Bảng số 9 (Việc áp dụng cụ thể nội dung này như thế nào, đề nghị quý cơ quan cho ví dụ để chứng minh). 2. Trường hợp một thửa đất trên địa bàn thành phố Hà Nội có diện tích nhà ở và các công trình phục vụ đời sống lớn hơn hạn mức công nhận đất ở và nhiều hộ gia đình cùng sử dụng thửa đất đó theo QĐ 24/2014 của UBND thành phố Hà Nội thì việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và công nhận diện tích đất ở trường hợp này giải quyết thế nào? 3. Hiện nay Thuế Xây dựng nhà ở riêng lẻ của các hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn quận Hà Đông được thu theo quy định nào? Chủ đầu tư có phải là đối tượng nộp thuế? Xin trân trọng cảm ơn!
Người hỏi: Văn Thuấn ( 14:46 02/04/2015)
Hộ gia đình bà Nguyễn Thị Sim sinh sống bằng nghề nuôi tôm ở huyện Hải Hậu, Nam Định. Diện tích đất nuôi tôm của hộ gia đình bà vào khoảng 2 héc ta (ha). Do việc nuôi tôm mang lại thu nhập hiệu quả nên gia đình bà muốn mở rộng việ nuôi tôm lên khoảng 25 héc ta bằng cách nhận chuyển nhượng những diện tích đất nuôi trồng thủy sản của các hộ gia đình khác ở xung quanh. Việc nhận chuyển nhượng diện tích đất này của gia đình bà A có thuộc hành vi bị nghiêm cấm theo các quy định của Luật đất đai năm 2013 hay không?
Theo quy định của luật đất đai năm 2013 trường hợp nào được thực hiện đăng ký lần đầu, trường hợp nào được thực hiện đăng ký biến động đối với đất đai, nhà ở và tài sản gắn liền với đất?
Kính chào Các Anh (chị) lãnh đạo, nhân viên cùng toàn thể Ban Biên tập! hãy giúp đỡ công dân, bảo vệ công lý và pháp luật. Nếu đơn của tôi được đưa đến tận tay của cán bộ đầu ngành có trách nhiệm giải quyết thì tôi vô cùng biết ơn, bởi vì cán bộ cấp cơ sở của xã Phù Lỗ, huyện Sóc Sơn đã có biểu hiện bao che với nhiều quan hệ mờ ám rồi nên sau thời gian rất dài mà đùn đẩy trách nhiệm cho nhau không chịu đứng ra giải quyết, làm rõ đúng sai, lật tẩy vụ cướp và sử dụng trái pháp luật mảnh đất có chủ quyền của tôi và hành hung gia đình tôi. CHƯƠNG IV QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT MỤC 1 QUY ĐỊNH CHUNG VỀ QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG ĐẤT Điều 105. Quyền chung của người sử dụng đất Người sử dụng đất có các quyền chung sau đây: 1. Được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; 2. Hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên đất; 3. Hưởng các lợi ích do công trình của Nhà nước về bảo vệ, cải tạo đất nông nghiệp; 4. Được Nhà nước hướng dẫn và giúp đỡ trong việc cải tạo, bồi bổ đất nông nghiệp; 5. Được Nhà nước bảo hộ khi bị người khác xâm phạm đến quyền sử dụng đất hợp pháp của mình; 6. Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện về những hành vi vi phạm quyền sử dụng đất hợp pháp của mình và những hành vi khác vi phạm pháp luật về đất đai.
Người hỏi: Hoàng Dương ( 13:02 16/06/2013)
Bà Phạm Thị Kim Chi (tỉnh Tiền Giang) phản ánh, khoản 3 Điều 49 Luật Đất đai thì diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất hàng năm của cấp huyện đã được công bố phải thu hồi để thực hiện dự án hoặc phải chuyển mục đích sử dụng đất mà sau 3 năm chưa có quyết định thu hồi đất hoặc chưa được phép chuyển mục đích sử dụng đất thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất phải điều chỉnh, hủy bỏ và phải công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ việc thu hồi hoặc chuyển mục đích đối với phần diện tích đất ghi trong kế hoạch sử dụng đất.
Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch sử dụng đất không điều chỉnh, hủy bỏ hoặc có điều chỉnh, hủy bỏ nhưng không công bố việc điều chỉnh, hủy bỏ thì người sử dụng đất không bị hạn chế về quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Tuy nhiên, theo Điều 94 Luật Xây dựng thì Chủ đầu tư cam kết tự phá dỡ công trình khi hết thời hạn ghi trong giấy phép xây dựng có thời hạn…
Bà Chi hỏi, vậy Điều 94 Luật Xây dựng có mâu thuẫn với khoản 3 Điều 49 Luật Đất đai không?
Đơn khởi kiện tại Tòa án để giải quyết đối với quyết định hành chính về quản lý đất đai cần có những nội dung gì?; việc gửi đơn đến Tòa án được thực hiện như thế nào?
Câu hỏi của bạn đọc CafeLand có nội dung:
Bố mẹ có cho tôi một mảnh đất và đã làm thủ tục sang tên, chuyển nhượng từ cách đấy 4 năm. Tôi đã có sổ hồng và được công chứng đầy đủ.
Nhưng hiện nay, do bị xúi giục, mẹ tôi có đòi lại tôi mảnh đất đó. Luật sư cho tôi hỏi, theo luật pháp thì việc mẹ tôi có quyền đòi lại mảnh đất đó không? Tôi rất hoang mang không biết làm thế nào, mong luật sư tư vấn giúp. Xin cảm ơn