Công ty chúng tôi là công ty xây dựng 100% vốn cổ phần tư nhân và hiện đang tiến hành thi công công trình xây dựng (cải tạo, sửa chữa, nâng cấp) cho một công ty Cổ phần khác (100% vốn cổ phần tư nhân). Tôi xin hỏi như sau:
1. Trong giấy phép đăng ký kinh doanh của chúng tôi có chức năng thiết kế và thi công công trình. Vậy công ty chúng tôi có thể vừa là đơn vị thiết kế vừa là đơn vị thi công công trình nói trên được không? Trong trường hợp nào thì đơn vị thiết kế và đơn vị thi công phải là 2 pháp nhân độc lập?
2. Khi kết thúc công trình xây dựng thì cần có những thủ tục gì?
CityLand hiện đang gặp vướng mắc trong việc áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến trách nhiệm và/hoặc nghĩa vụ của chủ đầu tư và nhà thầu trong việc phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, cụ thể:
Theo quy định tại điểm d khoản 2 điều 112 Luật Xây dựng 2014 quy định nghĩa vụ của chủ đầu tư “d. kiểm tra biện pháp thi công, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh môi trường.” và điểm b khoản 2 điều 113 Luật Xây dựng 2014 quy định nghĩa vụ của nhà thầu thi công xây dựng “b) Lập và trình chủ đầu tư phê duyệt thiết kế biện pháp thi công, trong đó quy định cụ thể các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình;”
Tuy nhiên:
Tại điểm b khoản 6 điều 24 Nghị định 15/2013/NĐ – CP quy định về trách nhiệm của chủ đầu tư “b) Kiểm tra biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình của nhà thầu thi công xây dựng công trình;” và khoản 5 điều 25 Nghị định này quy định trách nhiệm của nhà thầu xây dựng “ 5. Lập và phê duyệt biện pháp thi công trong đó quy định rõ các biện pháp bảo đảm an toàn cho người, máy, thiết bị và công trình tiến độ thi công, trừ trường hợp trong hợp đồng có quy định khác.”
Như vậy, trong trường hợp này có sự mâu thuẫn giữa quy định của Luật Xây dựng 2014 và Nghị định 15/2013/NĐ – CP về trách nhiệm và/hoặc nghĩa vụ phê duyệt thiết kế biện pháp thi công thuộc nhà thầu xây dựng hay thuộc chủ đầu tư?
Do đó, nhằm bảo đảm việc tuân thủ các quy định pháp luật và bảo đảm quyền lợi của Cityland, kính đề nghị Quý Cơ quan hướng dẫn áp dụng quy định pháp luật trong trường hợp này.
Rất mong Quý Cơ quan xem xét trả lời.
Người gửi: HOÀNG THỊ LỆ CHI |
Xe cẩu thủy lực bánh lốp chúng tôi nhập về (loại từ 30 tấn đến 200 tấn) sức nâng từ 30 tấn đến 500 tấn. Khi tham gia giao thông, thanh tra giao thông và công an giao thông yêu cầu hạ tải. Tuy nhiên, nếu tháo dỡ không được phép của nhà sản xuất thì chúng tôi không bảo hành được thiết bị và không chắc chắn khi lắp lại liệu có đảm bảo cẩu được không? Tôi muốn biết, trong trường hợp này, chúng tôi cần làm thế nào để hạ tải nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng thiết bị và an toàn cho thiết bị thi công?
Công ty CP xây dựng Trường Sơn, tỉnh Nam Định đang thi công công trình do Ban quản lý dự án chống lụt bão và đê điều Ninh Bình là đại diện chủ đầu tư. Hiện Công ty gặp một số vướng mắc về áp dụng định mức trong công tác làm mặt đường đá dăm kẹp đất và công tác đào móng, theo Quyết định số 1776/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng. Đại diện Công ty, ông Nguyễn Quốc Việt đề nghị Bộ Xây dựng xem xét, giải đáp một số thắc mắc sau:
Theo mã hiệu AD 21400, công tác mặt đường đá dăm kẹp đất bao gồm cả việc rải lớp bảo vệ, tuy nhiên trong định mức không nêu rõ lớp rải bảo vệ sử dụng loại vật liệu gì? Chiều dày lớp bảo vệ là bao nhiêu?
Theo mã hiệu AB 25000, trong công tác đào móng có yêu cầu "đào đất đổ đúng nơi quy định hoặc đổ lên phương tiện vận chuyển". Vậy, phạm vi đổ đúng nơi quy định ở đây là bao nhiêu? Nếu đất đào móng công trình được đổ tại bãi cách 3 km thì có được tính cự ly vận chuyển không?
Ông Đỗ Thương (Hà Nội) hỏi: Trường hợp dự toán xây dựng công trình đã duyệt với tỷ lệ chi phí dự phòng là 5% thì tỷ lệ này trong dự toán gói thầu thi công xây dựng là bao nhiêu? Có thể lấy giá trị bất kỳ và không vượt 5% có được không?
Ông Thương cũng muốn biết, thành phần chi phí dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng có phải gồm 2 yếu tố là dự phòng cho khối lượng phát sinh và dự phòng cho yếu tố trượt giá như trong chi phí dự phòng dự toán xây dựng công trình không?
Nếu dự phòng trong dự toán gói thầu thi công xây dựng gồm 2 yếu tố là dự phòng cho khối lượng phát sinh và trượt giá, vậy trường hợp gói thầu quy mô nhỏ phải áp dụng hình thức hợp đồng trọn gói thì dự phòng cho khối lượng phát sinh này là phát sinh trong hay ngoài thiết kế?
Công ty chúng tôi tham giá đấu thầu rộng rãi Gói thầu xây lắp. Do quy mô, tính chất của gói thầu (Một số hạng mục chúng tôi chưa thi công bao giờ) nên chúng tôi không đủ năng lực tham gia đấu thầu. Bởi vậy Công ty chúng tôi phải liên danh với một công ty khác để đảm bảo đủ năng lực tham gia đấu thầu. Và Liên danh nhà thầu chúng tôi đã trúng thầu Trong thoả thuận liên danh và hợp đồng ký với Chủ đầu tư, Công ty chúng tôi và Công ty liên danh đã phân chia trách nhiệm và phân chia khối lượng công việc mà từng thành viên trong liên danh đảm nhiệm. Nhà thầu liên danh với Cty tôi sẽ thi công phần công việc mà chúng tôi không đủ năng lực nhu trong yêu cầu của HSMT. (Các thành viên trong liên danh hải có trách nhiệm thưc hiện hoàn thành phần việc của minh) Khi thực hiện hợp đồng vì lý do khách quan lẫn chủ quan mà Công ty liên danh với Công ty chúng tôi không thể tham gia thi công nữa, và có văn bản uỷ quyền lại cho Công ty chúng tôi thi công cả phần công việc của Công ty đó. (Lưu ý là Phần công việc này có quy mô và tính chất tương ứng với yêu cầu của HSMT mà công ty chúng tôi không đủ năng lưc.) Với đội ngũ cán bộ kỹ thuật cao, thiết bị xe máy mạnh nên thực tế chúng tôi có đủ khả năng thi công cả phần việc của Công ty liên danh với Công ty chúng tôi. Và Công ty chúng tôi đồng ý. Vậy Luật sư cho tôi hỏi như vậy Công ty chúng tôi có vi phạm luật hay vi phạm hợp đồng hay ko. Và nếu như vậy là vi phạm thì có phương án nào để Công ty chúng tối có thể thi công tất cả phần việc của Gói thầu đó như là một nhà thầu độc lập hay không…??? Mong sớm nhận được hồi âm Xin cảm ơn Luật Sư!
Nhà tôi xây cấp 4, ngày 4-4-2012, trong quá trình thi công của công trình bên cạnh, chủ đầu tư đã làm sập nhà tôi. Mặc dù Thanh tra xây dựng Phường, Quận và UBND Phường đã lập biên bản ghi nhận hiện trạng nhà, tình trạng hư hỏng bắt chủ đầu tư đền bù thiệt hại nhưng chủ đầu tư cũng không làm lại nhà cho tôi. Vậy tôi xin hỏi những thủ tục, giấy tờ nào và cơ quan thẩm quyền nào cấp phép để tôi được làm lại nhà theo tình trạng cũ.
Người gửi: Nguyễn Đình Thiên
Ông Đinh Quốc Đạt, công tác tại UBND huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đề nghị cơ quan chức năng giải đáp về tiêu chuẩn kỹ thuật trong công tác thả rồng đá khi thi công kè lòng sông. Theo phản ánh của ông Đạt, UBND huyện Ý Yên được giao làm chủ đầu tư Dự án Nâng cấp tuyến đê tả sông Đáy địa phận huyện Ý Yên. Theo thiết kế được phê duyệt, các con rồng đá kè lòng sông được thả liền kề và các băng rồng nối tiếp nhau. Tuy nhiên, thực tế thi công lại có sai số, giữa các con rồng đá có độ hở, giữa các băng rồng có vị trí không nối tiếp nhau, có vị trí băng rồng chồng lên nhau. Ông Đạt hỏi: Độ hở giữa các con rồng đá và giữa các băng rồng đá là bao nhiêu thì được đánh giá là thi công đảm bảo tiêu chuẩn để công trình được nghiệm thu?
Chào quý sở, cho tôi hỏi đợt tuyển dụng viên chức vào trung tâm y tế Hòa Vang sao không thấy xét tuyển như trong kế hoạch xét tuyển của trung tâm y tế Hòa Vang ( xét ưu tiên kinh nghiệm 9 tháng, 12 thág, ưu tiên hộ khẩu,...)mà cứ ai thi điểm cao là đậu vậy có công bằng cho những nhân viên đã làm việc ngay những ngày đầu bệnh viện thành lập hay không?
Em có 1 số thắc mắc mong được giải đáp ạ 1/ hồ sơ thi công chức mua ở tất cả các ban nghành đều được chứ ạ, và khi nộp thì thi ở đâu là nộp ở đó phải không ạ? 2/ Về nghạch kỹ thuật thì em không có bằng công nghệ thông tin mà là Điện tử - viễn thông nhưng có các chứng chỉ về mạng thì có được tham gia thi tuyển ở vị trí công nghệ thông tin không ạ? 3/ có quy định gì về bằng cấp khi tham gia dự thi không ạ? ví dụ như bằng trung bình - khá - giỏi cũng thi như nhau hay bị phân biệt ạ? 4/ em là người tỉnh khác , chưa có hộ khẩu ở đây thì có đủ điều kiện dự thi không ạ?