1.Trong Luật đấu thầu và nghị định hướng dẫn luật đấu thầu năm 2014 có cho phép bên mời thầu khi lập hồ sơ mời thầu đưa tiêu chí kỹ thuật thi công ngoài có năng lực về chuyên môn còn có thêm chứng chỉ hành nghề giám sát công trình. Việc làm đó phải chăng bên mời thầu đã cố ý đặt ra tiêu chí không cần thiết để loại bớt các nhà thầu tham gia đấu thầu, làm lợi cho các nhà thầu thân cận của họ.
2. Theo tôi được biêt, giá dự thầu là lấy bằng hoặc nhỏ hơn giá phần xây lắp đã được phê duyệt tại kế hoạch đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu của một đơn vị yêu cầu là giá dự thầu bao gồm giá dự thầu phần xây lắp cộng 10% dự phòng chi có ý nghĩa như thế nào. Điều đó có cần thiết không nếu đối chiếu với Luật?
Tại Nghị định số 63/2014/NĐ-CP, ngày 26/6/2014 của Chính Phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu, em đọc nhưng có một số điểm chưa hiểu rõ, Em kính mong sở xây dựng giải đáp giúp, cụ thể:
1. Tại Khoản 3 Điều 2 có ghi: Nhà thầu tư vấn có thể tham gia cung cấp một hoặc nhiều dịch vụ tư vấn cho cùng một dự án, gói thầu bao gồm: … lập hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, tư vấn giám sát. Vậy tư vấn giám sát ở đây có phải là tư vấn giám sát thi công xây lắp, lắp đặt thiết bị… của gói thầu do đơn vị mình thiết kế hay không?
2. Tại Khoản 3 Điều 6 có ghi: Đối với gói thầu xây lắp có giá trị gói thầu không quá 05 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu. Như vậy doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ hiểu thế nào cho đúng để không bị vi phạm pháp luật?
3. Khi nào thì áp dụng Điều 55 Quy trình chỉ định thầu thông thường và khi nào thì áp dụng Khoản 2 Điều 56 Quy trình chỉ định thầu rút gọn cho những gói thầu thuộc hạn mức chỉ định thầu của Điều 54 ? Em xin chân thành cảm ơn quý Sở.
Ông Trần Đăng Tuân phản ánh, tại khoản 4, Điều 14 về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, Luật Đấu thầu quy định:
"Việc tính ưu đãi được thực hiện trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo một trong hai cách sau đây:
- Cộng thêm điểm vào điểm đánh giá của nhà thầu thuộc đối tượng được ưu đãi;
- Cộng thêm số tiền vào giá dự thầu hoặc vào giá đánh giá của nhà thầu không thuộc đối tượng được ưu đãi".
Theo ông Tuân hiểu, việc ưu đãi chỉ được thực hiện trong quá trình xét thầu và bằng 1 trong 2 phương pháp: cộng tiền hoặc cộng điểm.
Nhưng tại khoản 3, Điều 6 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP về ưu đãi với đấu thầu trong nước quy định: "Đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu".
Ông Tuân hỏi, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP đã quy định ưu đãi (cho nhà thầu cấp nhỏ) và nhà thầu lớn có được tham gia đấu thầu không? Quy định nêu trên của Nghị định 63/2014/NĐ-CP có phù hợp Luật Đấu thầu không?
Qua Cổng thông tin điện tử Chính phủ, Bộ Xây dựng nhận được công văn số 172/TTĐT-TTPA ngày 26/3/2012 của công dân Nguyễn Thế Ngọc Châu hướng dẫn về liên danh trong đấu thầu.
1. Một công trình có giá trị xây lắp dưới 1 tỷ đồng, theo quy định thì Chủ đầu tư được quyền chỉ định thầu và thuê đơn vị tư vấn (hoặc chủ đầu tư có năng lực) lập hồ sơ yêu cầu, đánh giá hồ sơ đề xuất và Chủ đầu tư tự phê duyệt kết quả chỉ định thầu. Vậy:
+ Lệ phí thẩm định kết quả đấu thầu trong trường hợp gói thầu xây lắp dưới 1 tỷ đồng được tính như thế nào? Chủ đầu tư có quyền hưởng lề phí này không?
+ Trường hợp chủ đầu tư tự lập hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ đề xuất thì chi phí lập hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ đề xuất được tính như thế nào? Chủ đầu tư hưởng bao nhiêu phần trăm theo tỉ lệ trong CV 1751?
2. Trường hợp gói thầu trên 1 tỷ đồng nhưng người quyết định đầu tư cho phép chỉ định thầu do tính cấp bách của công trình. Vậy lệ phí thẩm định kết quả đấu thầu được tính như thế nào?
3. Đối với những dự án mà Chủ đầu tư quản lý dự án với hình thức kiêm nhiệm thì chi phí quản lý dự án quản lý dự án được tính như thế nào? (theo TT07/2003/TT-BXD quy định trường hợp này Chủ đầu tư hương 60% trên chi phí quản lý dự án nhưng Thông tư này đã hết hiệu lực. Vậy có áp dụng được không?).
Căn cứ Điều 7, Luật Đấu thầu; Điều 25, Điều 26 Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 5/5/2008 của Chính phủ và Quyết định số 371/2008/QĐ-BKH ngày 10/6/2008, Quyết định số 1118/2008/QĐ-BKH ngày 03/9/2008 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hàng mẫu hồ sơ mời thầu xây lắp, hàng hoá.
Trong quá trình thực hiện quản lý công tác đấu thầu ở địa phương, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Đắk Lắk nhận được nhiều ý kiến về nội dung Báo cáo tài chính của doanh nghiệp trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ dự thầu cụ thể như sau:
Năng lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiện trên tờ khai (Mẫu số 14, Quyết định số 371/2008/QĐ-BKH và Mẫu số 10 Quyết định số 1118/2008/QĐ-BKH của Bộ Kế hoạch và Đầu tư): Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận, giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác và quy định Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hoặc được cơ quan có thẩm quyền xác nhận theo quy định của pháp luật, tờ khai tự quyết toán thuế hàng năm theo quy định của pháp luật về thuế (có xác nhận của cơ quan thuế là nhà thầu đã nộp Tờ khai), Biên bản kiểm tra quyết toán thuế của nhà thầu (nếu có). Tỉnh Đắk Lắk hiện có trên 3.500 doanh nghiệp, việc kiểm toán tài chính hàng năm (1-3năm) của doanh nghiệp chưa thực hiện được. Trong thời gian qua, nănglực tài chính kê khai theo 2 Mẫu (phần tài chính) nói trên được cơ quan thuế xác nhận.
Tuy nhiên, hiện nay Cơ quan thuế chỉ xác nhận số thuế đã nộp hàng năm (tờ khai tự quyết toán thuế) của doanh nghiệp (Thông tư số 60/2007/TT-BCT ngày 14/6/2007 của Bộ Tài chính), còn đối với số liệu Báo cáo tài chính hàng năm của doanh nghiệp thì không được cơ quan có thẩm quyền nào kết luận.
Như vậy, việc đánh giá năng lực tài chính: Tổng tài sản, tổng nợ phải trả, vốn lưu động, doanh thu, lợi nhuận (do doanh nghiệp tự khai), giá trị hợp đồng đang thực hiện dở dang và các chỉ tiêu khác (Điều 25, Điền 26, NĐ58) sẽ không đáp ứng được mục tiêu trong đấu thầu và không đúng theo các biểu mẫu đã quy định.
Tôi hiện đang công tác tại Ban Quản lý Dự án Đầu tư & Xây dựng chuyên ngành Thủy lợi (Bên mời thầu)- Sở Nông nghiệp & PTNT tỉnh Gia Lai (Chủ đầu tư xây dựng công trình); tôi đang được giao tổ chức đấu thầu cho một số gói thầu của 01 dự án nhóm C, nguồn vốn trái phiếu Chính phủ; Kế hoạch đấu thầu của Dự án đã được Người quyết định đầu tư (UBND tỉnh Gia Lai) phê duyệt ngày 12/12/2008 (khi đó lập và phê duyệt dự toán, giá gói thầu theo Công báo giá số 07/CBLS của Liên Sở Xây dựng - Tài chính tỉnh Gia lai. Giá gói thầu là 6.752 triệu đồng cho gói thầu xây lắp số 01, hình thức hợp đồng Trọn gói; các gói khác nhỏ hơn tôi không tiện kê).
Chúng tôi đăng Thông báo mời thầu ngày 22/12/2008; trong thời gián này Liên Sở Xây dựng - Tài chính tỉnh Gia lai có công báo giá số 08/CBLS, áp dụng kể từ ngày 10/12/2008 trở đi, theo giá mới này, nhiều vật liệu giảm rất nhiều. Ngày 03/01/2008 là chúng tôi bán hồ sơ mời thầu cho các nhà thầu.
Theo qui định tại khoản 2 Điều 70 của Nghị định 58/2008/NĐ-CP ngày 05/5/2008 của Chính phủ Hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng qui định : “Trường hợp dự toán của gói thầu được duyệt thấp hơn hoặc cao hơn giá gói thầu đã duyệtthì dự toán sẽ thay thế giá gói thầu để làm cơ sở xem xét kết quả lựa chọn nhà thầu mà không phải làm thủ tục điều chỉnh giá gói thầu trong kế hoạch đấu thầu đã duyệt;trong trường hợp dự toán của các gói thầu do chủ đầu tư phê duyệt cao hơn giá gói thầu đã được người có thẩm quyền phê duyệt trong kế hoạch đấu thầu thì chủ đầu tư phải bảo đảm tổng giá trị cao hơn đó nằm trong tổng mức đầu tư của dự án được duyệt, trường hợp vượt tổng mức đầu tư phải thực hiện điều chỉnh tổng mức đầu tư theo quy định của pháp luật”. Ở tỉnh tôi Giá gói thầu này = Giá dự toán x 95%). Đối với các gói thầu của chúng tôi lập dự toán theo Công báo giá số 08/CBLS thì chưa vượt dự toán, tổng mức đầu tư (giả sử gói số 01 : giá gói thầu mới 6.600 triệu đồng, đã tiết kiệm theo qui định của UBND tỉnh Gia lai).
Vậy xin hỏi Bộ Xây dựng chúng tôi có phải duyệt lại dự toán các gói thầu trên để thay thế giá gói thầu trong Kế hoạch đấu thầu do Người quyết định đầu tư đã phê duyệt ngày 12/12/2008(UBND tỉnh Gia Lai) hay không?, bán hồ sơ mời thầu gồm cả quyết định phê duyệt dự toán gói thầu mới. Nếu không phê duyệt lại mà cứ tổ chức đấu thầu thì có sai trái gì không?. Thủ trưởng của tôi và Chủ đầu tư thì không muốn phê duyệt lại và chỉ chỉ đạo bằng mệnh lệnh thôi. Rất mong Bộ Xây dựng sớm trả lời giúp tôi. Xin cảm ơn!
Chúng tôi thuộc Ban Quản lý các Dự án ĐTXD Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đăklăk, vừa qua có tổ chức đấu thầu xây lắp gói thầu xây lắp công trình thủy lợi gồm đập dâng nước và hệ thống kênh mương, giá trị 5,79 tỷ đồng, loại hợp đồng trọn gói. Hồ sơ thiết kế, dự toán đã thẩm định, phê duyệt, Ban QLDA đưa ra đấu thầu theo khối lượng dự toán được duyệt (Bảng tiên lượng mời thầu có ghi chú là tham khảo, nhà thầu phải đọc kỹ phần yêu cầu kỹ thuật, các bản vẽ thiết kế để tính toán kỹ khối lượng dự thầu, nếu có sai khác phải có văn bản đề nghị bên mời thầu làm rõ trước khi lập giá thầu chính);
Do dự toán thiết kế tính thiếu phần lắp đặt tấm đan và vận chuyển tấm đan từ bãi đổ đến để lắp đặt cho kênh (Tuyến kênh gia cố bằng tấm đan bê tông đúc sẵn, 02 tuyến kênh dài bình quân 1,6 Km); Khi dự thầu nhà thầu có lập biện pháp thi công chi tiết để thi công vận chuyển và lắp đặt tấm đan kênh như bản vẽ thiết kế nhưng phần tính giá dự thầu thì không tính phần vận chuyển và lắp đặt (theo khối lượng, công việc bên mời thầu), không có văn bản hoặc đề xuất gì trước khi dự thầu.
Hiện nay công trình đã và đang thi công gần hoàn thành, Nhà thầu có văn bản xin Chủ đầu tư bổ sung phần khối lượng, công việc phát sinh vận chuyển và lắp đặt tấm đan cho 02 tuyến kênh đã nêu trên; Các bên A,B và Thiết kế đều xác nhận thực tế là có thực hiện. Nhưng theo qui định về đấu thầu, hợp đồng trọn gói có hợp lý và hợp pháp không? Xin Bộ xây dựng xem xét, kiểm tra giúp để có cơ sở tham mưu Chủ đầu tư giải quyết?
Xin trân trọng cảm ơn!
Công ty chúng tôi mới thành lập, chuyên thi công các công trình xây dựng cơ bản. Do năng lực còn hạn chế nên chúng tôi đã liên danh với Công ty A để đấu thầu (Công ty A là nhà thầu chính). Vậy sau khi trúng thầu Công ty A có được tự ý ủy quyền cho nhà thầu khác làm hết cả gói thầu không?
Kính gửi: Luật sư
Công ty chúng tôi là một Công ty cổ phần (Cty Mẹ) do các Tập đoàn, doanh nghiệp Nhà nước, và một ít cổ đông khác góp vốn lập nên để đầu tư các Nhà máy điện. Hiện nay chúng tôi có một tình huống nhờ Luật sư giúp đỡ, đóng góp ý kiến:
Để đẩy nhanh tiến độ thi công, Công ty dự định thành lập một Công ty xây lắp (Công ty con) để thực hiện trước một số hạng mục: Đường nội bộ, khai thác vật liệu xây dựng, xây nhà tái định cư, làm đường điện thi công, nhà ở tạm cho công nhân…. để phục vụ thi công công trình chính.
Thực hiện các gói thầu này với hình thức tự thực hiện (Theo Luật đấu thầu). Công ty có các phương án như sau:
1/ Lập Công ty con là Công ty cổ phần có vốn của Công ty Mẹ chiếm 51%, các đối tác bên ngoài (15%), và phần còn lại là CBCNV góp vốn.
2/ Lập Công ty con là Công ty cổ phần có vốn Công ty Mẹ chiếm 70%, phần còn lại CBCNV góp vốn.
3/ Lập Công ty con là Công ty TNHH một thành viên vốn 100% của Công ty Mẹ.
Đề nghị Luật sư góp ý lựa chọn hình thức nào thì phù hợp với qui định của pháp luật, nếu cả 3 hình thức trên đều không được thì theo ý kiến Luật sư hình thức Công ty con là như thế nào? Rất mong Luật sư quan tâm trả lời sớm.
Trân trọng.
Thưa Luật sư Công ty chúng tôi mua hồ sơ dự thầu, đấu thầu công trình xây dựng. Do tiêu chí về năng lực chưa đủ nên chúng tôi có liên danh với một công ty khác không mua hồ sơ dự thầu. Khi mở thầu chúng tôi không được xét thầu vì không thông báo là nhà thầu liên danh (trong tiêu chí mời thầu chỉ định rõ phải có thông báo) Xin hỏi chúng tôi có vi phạm hay không? Xin cảm ơn Khổng Tòng Dục
Kính gửi quý luật sư, mong anh tư vấn giúp em
Nhà em có được sự đồng ý của UBND xã về việc sử dụng diện tích đất ruộng 200m vuông để xây chuồng trại chăn nuôi, bể nước và sân, được phép xây tường bao quanh từ năm 1996. Lúc đó không có hợp đồng đấu thầu mà chỉ có giấy được phép xây dựng tường và sử dụng đất đấu thầu, hàng năm vẫn nộp thuế trên đất đấu thầu đó từ năm 1996 tới bây giờ, có sổ nộp thuế.
Nay quỹ phát triển đất của huyện và địa chính xã thu hồi đất để làm đường vào khu dân cư. Không bồi thường tiền đất đã đổ vào ruộng, chỉ bồi thường công trình xây dựng, kiến trúc và cây cối trên đất. Có bảng kiểm kê và giá trị tài sản của công trình xây dựng trên đất và giá trị của cây cối. Nhưng giá trị cây cối được bồi thường 100%, còn giá trị tài sản công trình xây dựng, kiến trúc thì tỷ lệ bồi thường chỉ có 30% giá trị. Tại lúc đầu họ làm là 70%, sau rồi lại làm chốt là 30%. Em ko hiểu tỷ lệ này là như thế nào, có đúng hay ko?
Kính mong anh tư vấn giúp và cho em cơ sở pháp lý của tỷ lệ trên.
Em chân thành cảm ơn!!!
Tại khoản 4, Điều 14 về ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu, Luật Đấu thầu quy định "Việc tính ưu đãi được thực hiện trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để so sánh, xếp hạng hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất theo một trong hai cách sau đây: - Cộng thêm điểm vào điểm đánh giá của nhà thầu thuộc đối tượng được ưu đãi; - Cộng thêm số tiền vào giá dự thầu hoặc vào giá đánh giá của nhà thầu không thuộc đối tượng được ưu đãi". Theo tôi hiểu, việc ưu đãi chỉ được thực hiện trong quá trình xét thầu và bằng 1 trong 2 phương pháp: Cộng tiền hoặc cộng điểm. Nhưng tại khoản 3, Điều 6 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP về ưu đãi với đấu thầu trong nước quy định: "Đối với gói thầu xây lắp có giá gói thầu không quá 05 tỷ đồng chỉ cho phép nhà thầu là doanh nghiệp cấp nhỏ và siêu nhỏ theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp tham gia đấu thầu". Vậy, tôi xin hỏi, Nghị định số 63/2014/NĐ-CP đã quy định ưu đãi (cho nhà thầu cấp nhỏ) và nhà thầu lớn có được tham gia đấu thầu không? Quy định nêu trên của Nghị định 63/2014/NĐ-CP có phù hợp Luật Đấu thầu không?
Tôi đang dự định thuê 2ha đất nông nghiệp của xã để làm trang trại (thuê theo hình thức đấu thầu của xã trong vòng 5 năm, đóng sản hàng năm), luật sư cho hỏi: trên đất đấu thầu (hiện đang là ruộng lúa) tôi có được đào ao, xây dựng chuồng trại để chăn nuôi không. Nếu được xây dựng thì sau khi đưa vào sử dụng mà xã hoặc tỉnh có nhu cầu thu hồi đất thì tôi có được đền bù phần vượt lập không. Rất mong sự tư vấn của luật sư để tôi có quyết định sớm. Xin chân thành cám ơn!