Quy định tham gia đấu thầu

1.Trong Luật đấu thầu và nghị định hướng dẫn luật đấu thầu năm 2014 có cho phép bên mời thầu khi lập hồ sơ mời thầu đưa tiêu chí kỹ thuật thi công ngoài có năng lực về chuyên môn còn có thêm chứng chỉ hành nghề giám sát công trình. Việc làm đó phải chăng bên mời thầu đã cố ý đặt ra tiêu chí không cần thiết để loại bớt các nhà thầu tham gia đấu thầu, làm lợi cho các nhà thầu thân cận của họ. 2. Theo tôi được biêt, giá dự thầu là lấy bằng hoặc nhỏ hơn giá phần xây lắp đã được phê duyệt tại kế hoạch đấu thầu. Trong hồ sơ mời thầu của một đơn vị yêu cầu là giá dự thầu bao gồm giá dự thầu phần xây lắp cộng 10% dự phòng chi có ý nghĩa như thế nào. Điều đó có cần thiết không nếu đối chiếu với Luật?

1) Về quy định yêu cầu chứng chỉ hành nghề giám sát trong hồ sơ mời thầu : Theo Luật đấu thầu và Nghị định 63/2013/NĐ-CP về đấu thầu, yêu cầu về  Tiêu chuẩn đánh giá về năng lực và kinh nghiệm, trong đó có yêu cầu về Năng lực kỹ thuật: Số lượng, trình độ cán bộ chuyên môn chủ chốt, công nhân kỹ thuật trực tiếp thực hiện gói thầu ... không quy định cụ thể; Tuy nhiên việc xác định mức độ yêu cầu cụ thể đối với từng tiêu chuẩn quy định tại Điểm này cần căn cứ theo yêu cầu của từng gói thầu. Đối với những gói thầu lớn, yêu cầu kỹ thuật thi công phức tạp đòi hỏi trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý kỹ thuật, cán bộ kỹ thuật thi công cao hơn mức bình thường. Theo lý thuyết 2 người có cùng số năm kinh nghiệm, người có chứng chỉ hành nghề kinh nghiệm của họ được cơ quan chức năng kiểm tra và cấp chứng chỉ, còn người kia chỉ mới kê khai, độ tin cậy khi xem xét về kinh nghiệm thấp hơn.  Về cơ bản những người có chứng chỉ hành nghề là những người có kinh nghiệm đã được cơ quan chức năng xét và cấp chứng chỉ hành nghề. Mặt khác những người được cấp chứng chỉ hành nghề trên địa bàn tỉnh Bình Định hiện giờ không phải là ít. Do vậy, việc đưa tiêu chí này trong hồ sơ mời thầu không thể gọi là cố ý đặt ra tiêu chí không cần thiết, làm giảm yếu tố canh tranh.

2) Về yêu cầu của việc tính giá dự thầu trong hồ sơ mời thầu có kể đến chi phí dự phòng là đúng quy định, nhất là trong hợp đồng trọn gói, hợp đồng theo đơn giá cố định nhằm tránh rủi ro cho nhà thầu. Chi phí dự phòng phải được tính toán dựa vào tiến độ thực hiện gói thầu và dự báo khả năng trượt giá của vật liệu, nhân công và máy thi công (thông thường dựa vào chỉ số giá công bố hàng tháng, quý, năm để xác định). Trong chi phí dự phòng phê duyệt 10% cho dự án thực hiện < 2 năm bao gồm 5% cho yếu tố trượt giá và 5% cho yếu tố phát sinh khối lượng. Nhà thầu chỉ được tính yếu tố trượt giá theo tiến độ gói thầu (lưu ý không phải sử dụng 5% mà tính theo chỉ số giá). Yếu tố dự phòng khối lượng dành cho Chủ đầu tư phát sinh khối lượng khi thương thảo hợp đồng nếu phát hiện tiên lượng mời thầu tính thiếu sử dụng khoản dự phòng này để bổ sung khi ký hợp đồng và phát sinh khối lượng trong quá trình thi công. Nhà thầu không được tính yếu tố này vào giá gói thầu. Trường hợp đơn giá điều chỉnh thì không tính yếu tố dự phòng, khi có trượt giá sẽ được tính bổ sung theo quy định. Việc quy định trong hồ sơ dự thầu giá dự thầu xây lắp cộng thêm 10% dự phòng là không đúng quy định. 

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Thư Viện Pháp Luật
320 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào