Đấu thầu quốc tế là gì?
Đấu thầu quốc tế là gì?
Đấu thầu trong nước là gì?
Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia là gì?
Qua Cổng TTĐT Chính phủ, ông Trần Quang Lục (Quảng Ngãi) đề nghị giải đáp một số nội dung liên quan đến quy định đấu thầu thuốc cung cấp cho các cơ sở y tế công lập. Vừa qua, Sở Y tế tại địa phương của ông Lục tổ chức đấu thầu thuốc cung cấp cho tất cả cơ sở y tế công lập trên địa bàn toàn tỉnh. Phần năng lực tài chính trong hồ sơ mời thầu yêu cầu doanh thu trung bình hàng năm trong 3 năm gần đây theo công thức: Tổng giá trị bảo đảm dự thầu (đấu thầu từng mặt hàng có giá trị đảm bảo riêng từng mặt hàng)/một gói x 100 x 1,5 lần = doanh thu. Ông Lục hỏi, công thức trên là theo quy định nào? Hồ sơ mời thầu yêu cầu như vậy có bảo đảm tính cạnh tranh, công bằng giữa các nhà thầu không?
Đấu giá và đấu thầu được quy định như thế nào?
Bà Hồng làm việc tại một cơ quan Nhà nước. Cơ quan của bà tổ chức đầu thầu lắp đặt hệ thống sân khấu, âm thanh, ánh sáng, tiền bán hồ sơ mời thầu là 10 triệu đồng, thuê tư vấn thẩm định 13 triệu đồng, các chi phí đăng báo, văn phòng phẩm liên quan là 2 triệu đồng. Bà Hồng hỏi, số tiền chênh lệch 5 triệu đồng cơ quan bà có được bổ sung kinh phí thường xuyên hoạt động tự chủ (văn hóa khác) không hay phải cân đối phần chênh lệch này từ nguồn kinh phí tự chủ? Trường hợp cơ quan bà Hồng trực tiếp làm công tác thẩm định thì cơ quan bà có thể vận dụng Điều 9 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ để chi hay không?
UBND xã Y thông báo công khai là ngày 14/7/2006 sẽ tổ chức đấu thầu cho thuê đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản. Biết tin này, anh Phong, vốn là người gốc tại xã Y nhưng lấy vợ, chuyển hộ khẩu tới sinh sống và làm nông nghiệp tại xã X gần đó đã làm đơn xin tham gia đấu thầu. Ban tổ chức đấu thầu của UBND xã Y từ chối nhận đơn với lý do: anh Phong không còn là người sinh sống tại địa phương, việc đấu thầu lần đầu chỉ ưu tiên cho những người có hộ khẩu thường trú tại địa phương. Nếu đấu thầu lần đầu mà người trong xã không thuê hết thì lúc đó mới nhận đơn và tổ chức đấu thầu cho cả những người không thuộc xã Y, trong đó có anh Phong. Anh Phong cho rằng mặc dù anh lấy vợ và sinh sống ở xã khác nhưng bố mẹ anh hiện vẫn đang ở xã Y, còn bản thân anh từ lúc sinh ra đến khi lấy vợ anh vẫn sống ở tại đó nên UBND xã Y không thể phân biệt đối xử với anh như vậy. Ngày 12/7/2006, anh làm đơn gửi đến Phó Chủ tịch UBND xã (kiêm Trưởng Ban tổ chức đấu thầu) yêu cầu giải quyết cho anh tham gia đấu thầu, nếu không anh sẽ khiếu nại lên huyện về việc tổ chức đấu thầu của xã. Phó Chủ tịch UBND xã cần giải quyết vụ việc như thế nào?
Ông Nguyễn Chung hỏi: Trước đây, công ty B là công ty con của công ty A. Nay, công ty A ký 1 hợp đồng thi công với chủ đầu tư và giao cho công ty B thực hiện. Hiện 2 công ty cùng tham dự đấu thầu, trong kê khai năng lực thi công đều kê khai công trình trên, vậy năng lực thi công được tính cho công ty nào?
Công ty tôi đang tổ chức đấu thầu quốc tế rộng rãi gói thầu mua sắm hàng hóa dịch vụ. Khi đánh giá thì giá dự thầu của các nhà thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh đều vượt giá gói thầu. Chúng tôi đã vân dụng khoản 6 điều 70 nghị định 85 cho các nhà thầu chào lại giá. Sau khi mở thầu và đánh giá lần 2 thì giá dự thầu sau sửa lỗi và hiệu chỉnh của các nhà thầu cũng đều vượt giá gói thầu. Xin luật sư tư vấn cho là chúng tôi có thể vận dụng khoản 6 điều 70 nghị định 85 để tiếp tục xử lý tình huống điều chỉnh lại giá gói thầu hoặc mời nhà thầu thấp nhất vào đám phán có được không hay phải hủy thầu để đấu thầu lại thì mới phù hợp với qui định của pháp luật hiện hành. Vì tình hình đấu thầu khẩn trương, Kính mong sớm nhận được sự quan tâm tư vấn của Luật sư Trân trọng!
:Công ty tôi đang tiến hành đấu thầu theo hình thức chỉ định thầu. Luật sư cho tôi hỏi kết quả lựa chọn nhà thầu theo hình thức chỉ định tư vấn đấu thầu với giá trị chỉ định dưới 5.000.000 đồng có phải đăng báo đấu thầu không?
Tín dụng đấu thầu phát triển là gì?
Bên em là công ty Nhà nước có Chi nhánh trực thuộc. Bên em có thể Ủy quyền cho Chi nhánh được nhân danh và sử dụng năng lực của Công ty tham gia đấu thầu được không? Trong trường hợp trúng thầu có thể ủy quyền tham gia thương thảo và ký kết hợp đồng được không? Trân trọng cảm ơn Luật sư
Công ty A hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. B và C là đơn vị hạch toán phụ thuộc công ty mẹ - Công ty A. Đại diện pháp luật của A ủy quyền cho đại diện pháp luật của B (theo đúng mẫu "Giấy ủy quyền" trong Hồ sơ mời thầu) thực hiện các công việc trong quá trình tham gia đấu thầu. Trong một gói thầu, các vấn đề được hỏi như sau: 1. B là đơn vị đứng tên mua Hồ sơ mời thầu; A là đơn vị đứng tên Nhà thầu trong đơn dự thầu (A là nhà thầu tham gia đấu thầu) do đại diện B ký và đóng dấu của B. Đúng hay sai? 2. Thư bảo lãnh dự thầu của Ngân hàng là bảo lãnh cho B (tức là B là đơn vị được Ngân hàng bảo lãnh tham dự đấu thầu gói thầu nêu trên, chứ không phải Ngân hàng bảo lãnh cho A). Đúng hay sai? 3. Về năng lực của nhà thầu: Hợp đồng tương tự để chứng minh năng lực kinh nghiệm của nhà thầu A là hợp đồng của C, Đúng hay sai?