Bố tôi sinh năm 1952, nhập ngũ tháng 1/1972. Tháng 7/1974, bố tôi cùng đơn vị đi công tác thì bị thương do gặp phải bom mìn. Do quá trình điều trị vết thương phải phẫu thuật nhiều lần, sức khỏe giảm sút nên bố tôi mất trong quá trình điều trị vết thương tại Bệnh viện 268 Huế quân khu 4, giấy báo tử ghi bố tôi chết trong trường hợp ốm điều trị tại Bệnh viện 268 được xác nhận là tử sĩ. Tháng 6/1994, gia đình tôi xin xác nhận của UBND xã về trường hợp của bố tôi khi chết thì gia đình chưa nhận chế độ chính sách nào của Nhà nước (chế độ phụ cấp, trợ cấp) và gửi về Phòng chính sách xã Đông Vịnh, Hưng Đông, thành phố Vinh (Nghệ An) nhưng vẫn không được trả lời. Hiện nay ông bà nội tôi, mẹ tôi và cả chúng tôi không được nhận chế độ gì đối với công lao của bố tôi. Nay xin hỏi bố tôi có được công nhận là liệt sỹ không và khi chết gia đình được hưởng chế độ tử tuất như thế nào?
Ông Hoàng Việt Đức (xã Thái Giang, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) phản ánh bố ông là Hoàng Văn Hưng, nhập ngũ tháng 8/1973. Khi có quyết định phục viên bố ông được hưởng 3 tháng trợ cấp và đi lao động nước ngoài từ ngày 15/2/1989 theo Quyết định của Bộ Tư lệnh Biên Phòng và ở lại làm kinh tế cho đến nay. Nay, được biết Nhà nước có chế độ, chính sách đối với quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương như trường hợp của bố ông, gia đình ông Đức đã mang giấy tờ của bố ông lên xã kê khai, cán bộ xã cho biết, theo giấy tờ thì bố ông có đủ điều kiện hưởng trợ cấp thường xuyên, nhưng vì bố ông chưa về nước hẳn nên không làm được thủ tục. Ông Đức muốn được biết với trường hợp của bố ông có được giải quyết để hưởng chế độ không, nếu được thì phải làm những thủ tục gì?
Bà Trương Thị Thuận (tỉnh Thái Nguyên) hỏi: Bố tôi nhập ngũ ngày 22/4/1954, chết ngày 20/11/1970, được xác nhận là tử sĩ, 3 anh em tôi được hưởng tiền trợ cấp đến năm 18 tuổi, bà nội tôi được hưởng trợ cấp đến khi chết. Mẹ tôi năm nay đã 77 tuổi thì có được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng không?
Chồng tôi là bộ đội đoàn đặc công 198. Chúng tôi kết hôn năm 2007 và có 1 con gái 6 tuổi. Chồng tôi có gđ nhưng không biết vun vén. Vẫn đam mê nhậu nhẹt chơi bời kể cả cờ bạc. Thường xuyên k mang tiền về đóng góp cho gđ. Nhiều mâu thuẫn phát sinh từ tính vô tâm và k có ý thức trách nhiệm của anh ta. Đơn vị anh ta phải trực 24/24 giờ. Mỗi tháng may ra mới về nhà được 2 ngày nhưng anh ta lại chìm đắm bên bàn nhậu với bạn bè. Rồi sinh ra cãi cọ và hôm nay anh ta đã đánh đập tôi thâm tím mình mẩy mặt mày chỉ vì nói a ta về việc nhậu nhẹt thâu đêm. Xin luật sư cho tôi biết với cương vị là đảng viên và là quân nhân chuyên nghiệp a ta sẽ bị xử lý như thế nào. Và tư vấn cho tôi biết yôi phải làm gì để đòi lại công bằng cho hành vi bạo lực của anh ta. Và cho tôi biết khi ly hôn tôi sẽ chắc chắn được nuôi con chứ. Cảm ơn luật sư!
Quy định về nghỉ dưỡng sức đối với quân nhân sau thời gian nghỉ thai sản được thực hiện như thế nào?
Anh tôi có thời gian nhập ngũ từ tháng 2/1995 đến 8/1997(quân hàm hạ sỹ). Đến năm 2002 anh tôi vào làm việc tại một cơ quan của nhà nước. Vậy khi làm sổ Bảo hiểm xã hội, thời gian anh tôi là quân nhân có được ghi vào sổ hay không?
Trước đây tôi công tác trong ngành công an, sau chuyển ngành sang cơ quan mới tôi không được hưởng phụ cấp thâm niên. Nay tôi chuẩn bị nghỉ hưu thì cách tính lương hưu quy định như thế nào, xin luật sư cho biết.
Ông Nguyễn Minh Thân (TP. Hà Nội) nhập ngũ tháng 7/1974, phục viên vào tháng 10/1991, sau đó tham gia công tác ở UBND phường Nhật Tân, Hà Nội. Từ ngày 1/3/2012, ông Thân nghỉ hưu. Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã tính thời gian công tác của ông Thân là 33 năm 6 tháng. Tuy nhiên, ông Thân cho rằng, Bảo hiểm xã hội thành phố Hà Nội đã không tính các chế độ lương, trợ cấp, phụ cấp trong thời gian ông tham gia quân đội. Ông Thân đề nghị cơ quan chức năng cho biết ông có được hưởng các chế độ đối với thời gian công tác trong quân đội không?
Trước đây tôi công tác trong quân đội (Bộ đội biên phòng), sau đó chuyển ngành. Đến 2015 tôi sẽ nghỉ hưu. Tôi xin luật gia tư vấn cách tính lương hưu của tôi được quy định như thế nào.
Tôi tại ngũ được 15 năm thì chuyển ngành sang đơn vị hành chính sự nghiệp. Sắp tới tôi được nghỉ hưu nên đang băn khoăn không biết cơ sở tính lương hưu cho tôi như thế nào, theo mức lương đóng bảo hiểm xã hội từ khi là quân nhân hay mức lương hiện nay?
Ông Vũ Văn Bảo (TP. Đà Nẵng có 10 năm công tác trong quân đội, tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên, sau làm việc trong Nhà nước được 15 năm thì nghỉ mất sức lao động hưởng chế độ trợ cấp một lần. Vậy, ông Bảo có được xét để nghỉ hưu không? Ông Nguyễn Vân nhập ngũ tháng 12/1972 thuộc trung đoàn 593 tham gia chiến đấu tại chiến trường Tây Nguyên, tháng 12/1977 chuyển ngành làm việc tại Công ty cơ giới nông lâm nghiệp tỉnh Gia Lai – Kon Tum. Tháng 5/1995 nhận 6.072.000 đồng tiền trợ cấp mất sức một lần, với 22 năm 3 tháng đóng BHXH, tỷ lệ thương tật 61%. Với thời gian làm việc và đóng BHXH như vậy thì ông Vân có được hưởng chế độ hưu trí không?
Quy định hiện hành về điều kiện hưởng lương hưu của người công tác trong lực lượng vũ trang.