Tra cứu hỏi đáp tài sản

Hỏi đáp pháp luật Làm di chúc với tài sản đã tặng cho 18:03 | 30/08/2016
“Tôi mua cho người bạn gái tên N. ở Việt Nam một căn nhà ở Đà Lạt, để cô ấy đứng tên. Chúng tôi nhất trí với nhau là làm di chúc để lại toàn bộ căn nhà cho tổ chức từ thiện, và muốn ghi rõ mọi thay đổi trong di chúc phải có sự ưng thuận của tôi. Di chúc như vậy có đúng không?” (bạn đọc Moon Trần, Mỹ).
Hỏi đáp pháp luật Bố tôi viết di chúc chỉ để lại toàn bộ tài sản cho 2 chị em tôi (trừ em trai út ) thì liệu có được không? 18:03 | 30/08/2016
Mẹ tôi mất từ lâu, bố tôi một mình nuôi 3 chị em và có mua được một thổ đất 70m2 sau đó xây được nhà 4 tầng khang trang . Chúng tôi đều đã lập gia đình. Hiện nay bố tôi đang rất khổ tâm vì em trai út cùng vợ và con đối xử ngược đãi với bố, hay chửi mắng nhiếc móc bố đòi bố bán nhà để chia tài sản. Bố tôi có ý định lập di chúc nhưng không cho em trai út của tôi hưởng di sản. Tôi muốn hỏi là nếu bố tôi viết di chúc chỉ để lại toàn bộ tài sản cho 2 chị em tôi (trừ em trai út ) thì liệu có được không? Khi lập di chúc có cần em trai út của tôi đồng ý không.
Hỏi đáp pháp luật Quy định về chia tài sản không có di chúc 18:03 | 30/08/2016
Bố mẹ tôi có 7 người con (2 con trai và 5 con gái). Các cụ qua đời đột ngột nên không để lại di chúc. Tôi muốn biết các chị em gái đi lấy chồng có được chia di sản thừa kế hay không? Sinh thời bố mẹ tôi có 240 m2 đất ở. Tôi ở cùng bố mẹ nên vẫn quản lý, sử dụng. Hiện tại, anh chị em trong gia đình muốn chia nhau mảnh đất đó. Tôi muốn biết các chị em gái đi lấy chồng có được chia di sản thừa kế hay không? Em trai tôi vừa mất, con của cậu ấy có được hưởng thừa kế không?
Hỏi đáp pháp luật Có 3 con, muốn di chúc để tài sản cho 1 người? 18:03 | 30/08/2016
Bà ngoại tôi mất năm 2014. Nay ông ngoại tôi muốn lập di chúc chỉ để lại toàn bộ tài sản thừa kế cho một người con là mẹ tôi (ông tôi có 3 người con nhưng hai cậu không chăm lo cho ông). Tuy nhiên khi ông đến cơ quan công chứng để làm di chúc thì phòng công chứng lại yêu cầu phải có sự đồng ý và chữ ký của tất cả các con, như vậy có đúng hay không? (Trần Thị Loan, Q.Phú Nhuận TP.HCM).
Hỏi đáp pháp luật Phân chia tài sản không có di chúc 18:03 | 30/08/2016
Bố mẹ tôi sinh được 13 người con và tất cả đã lập gia đình. Bố mẹ tôi đã sắp xếp xong cho 10 người con có cơ ngơi riêng, và đã lo xong ba đám cưới: anh thứ chín, anh thứ 12 và tôi thứ 13 (con út). Bố mẹ tôi đã mất và không để lại di chúc, trong khi tài sản của hai cụ còn lại là căn nhà và một miếng đất 2.000m2. Vậy ba anh em tôi (những người chưa có cơ ngơi riêng) phải phân chia như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Cha mẹ mất không di chúc, chia tài sản ra sao? 18:03 | 30/08/2016
TTO - * Cha mẹ tôi mất để lại căn nhà không có di chúc. Nhà tôi có chín anh chị em. Anh chị em tôi tranh giành tài sản (có ba người khước từ thừa kế). Xin hỏi tôi có thể làm đơn chia thừa kế được không? (Nguyễn Thanh Cảnh)
Hỏi đáp pháp luật Quyền lợi của người vợ khi người chồng để lại di chúc không định đoạt tài sản cho vợ 18:03 | 30/08/2016
Trước khi kết hôn với tôi, chồng tôi đã hai lần lấy vợ và đã ly hôn, sinh được 3 người con. Tôi và chồng tôi không có con chung nào. Nay chồng tôi lập di chúc chia tài sản cho con trai và con gái, mỗi người một nửa căn nhà. Ngoài ra chồng tôi không còn tài sản gì khác và không chia gì cho tôi. Vậy theo luật tôi có được hưởng gì không? Tôi có quyền khởi kiện không? Chân thành cảm ơn! Gửi bởi: Hoang Thi Thuy
Hỏi đáp pháp luật Di chúc để lại tài sản sau khi chết 18:03 | 30/08/2016
Bà tôi có một thửa đất do cha ông để lại, trước đây khi làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì đã đứng tên mẹ tôi (con dâu của bà tôi). Nay bà tôi đã già yếu muốn viết di chúc để lại thửa đất đó cho bố tôi (con đẻ của bà) nhưng khi lập di chúc xong lên xã chứng thực thì cán bộ tư pháp xã không đồng ý chứng thực vì cho rằng thửa đất đó đã đứng tên mẹ tôi là đương nhiên bà tôi đã cho bố mẹ tôi rồi. Vậy cơ quan nào sẽ có thẩm quyền chứng thực nội dung này? Việc cán bộ tư pháp xã trả lời như thế đúng hay sai? Gửi bởi: Nguyen Nam Giang
Hỏi đáp pháp luật Em trai chết không để lại di chúc tài sản được chia thế nào? 18:03 | 30/08/2016
Đất thuộc sở hữu người em ruột đã mất của gia đình tôi. Đất có sổ đỏ riêng đứng tên em tôi, chỉ có khẩu là vẫn chung với nhà tôi vì chưa tách (các anh em còn lại đã tách khẩu và có sổ đỏ riêng hết rồi). Đất thuộc tài sản thừa kế do cha mẹ để lại cho mỗi anh em. Toàn bộ đất được bố mẹ chia đều cho 4 anh em trai, còn các chị gái đều lập gia đình và không được chia đất. Trước khi em trai tôi mất có gửi sổ đỏ cho gia đình tôi cầm. Do gia đình tôi là người nộp thuế. Gia đình muốn hỏi nếu ra pháp luật chia đều thì gia đình tôi đứng chung khẩu với người em đã mất (đã đóng thuế đất 4 năm) thì có được quyền hưởng nhiều hơn không. Tôi là người anh thứ 2 không phải anh trưởng. Và người chị cả đã mất (trước người em trai vừa mất của gia đình tôi) thì con cái của chị có quyền thửa hưởng đất này không? Rất mong nhận được lời khuyên sớm nhất từ phía luật sư. Gia đình xin cảm ơn!
Hỏi đáp pháp luật Di chúc bị mất, tài sản được chia như thế nào? 18:03 | 30/08/2016
Trường hợp người có tài sản là đất đai, nhà cửa qua đời mà không lập di chúc hoặc có di chúc nhưng di chúc đó đã bị chính họ tiêu hủy (như xé, đốt hoặc tuyên bố hủy bỏ di chúc đã lập mà chưa lập di chúc mới) thì ai sẽ là người được hưởng di sản thừa kế đó?
Hỏi đáp pháp luật Phân chia tài sản chung của Bố để lại không có bản di chúc 18:03 | 30/08/2016
Chào luật sư! Chúng tôi có một câu hỏi mong luật sư tư vấn: Bố mẹ đẻ chúng tôi xây dựng gia đình từ năm 1955, ông bà sinh được 6 người con (3 nam, 3 nữ) tài sản của ông bà gồm: 5 gian nhà lợp ngói đỏ trên diện tích gần 400m 2 với mét mặt là 21,67m bên đường quốc lộ 1A (tính từ Ninh Bình đi Hà Nội dưới km số 5 khoảng 30m). Bố chúng tôi mất năm 1985 không để lại di chúc , mẹ tôi đã cùng ba người con trai tự ý định đoạt, ngầm chia số tài sản chung của bố mẹ. Việc chia tài sản chung của bố mẹ không có sự tham dự  của 3 người con gái. Chúng tôi không được họp và không được hưởng tài sản chung. Chúng tôi đã góp ý đề nghị họp gia đình nhưng mẹ và ba người con trai không đồng ý, chúng tôi đã làm đơn lên Ủy ban xã đề nghị can thiệp giải quyết ngày 7-1-2005 UBND xã với đầy đủ thành phần của các ban ngành trong xã triệu tập các thành viên trong gia đình tôi đến giải quyết xong không thể giải quyết được. Ngày 4-3-2005 , chúng tôi đệ đơn lên Tòa án tỉnh Ninh Bình đã giải quyết số tài sản trên được chia đôi (một nửa là của bố, một nửa là của mẹ). Số mét mặt được TAND tỉnh Ninh Bình chia phần của bố chúng tôi cho 6 người con và mẹ tôi là: mỗi người 1,5 mét mặt . Xong 3 người con trai và mẹ tôi làm đơn kháng cáo lên TAND tối cao tại Hà Nội và TAND tối cao xét xử vào ngày 19-1-2007 thì 3 chị em tôi không được thừa kế một chút nào tài sản của bố . Hiện nay, đang ở trên đất của bố mẹ tôi có mẹ chúng tôi, em trai tôi. Em gái tôi (cùng đứa con gái) có hoàn cảnh khó khăn cũng chung sống ở đó, nhiều lần bị mẹ và các anh trai, chị dâu, các cháu đuổi. Vậy chúng tôi xin hỏi: -  Theo như nội dung trên, chúng tôi có được hưởng thừa kế không? - TAND tối cao xét xử như thế có đúng không? - Và chúng tôi cần làm những thủ tục tiếp theo như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật Thủ tục làm di chúc để tài sản lại cho con 18:03 | 30/08/2016
Luật sư cho tôi hỏi: Mẹ vợ tôi có 2 người con 1 trai, 1 gái, bây giờ mẹ vợ tôi đang sống cùng gia đình vợ chồng tôi. Mẹ vợ tôi năm nay đã 80 tuổi và có một mảnh đất đã mua từ rất lâu. Bây giờ mẹ vợ tôi muốn làm di chúc thì nên làm di chúc như thế nào là hợp lý và đúng theo pháp luật. Xin văn phòng luật sư tư vấn giúp tôi. Xin chân thành cảm ơn.
Hỏi đáp pháp luật Tự xác minh tài sản của người phải thi hành án 18:03 | 30/08/2016
Tôi thắng kiện trong vụ tranh chấp “hợp đồng vay tài sản”. Sau khi tôi được tòa cấp cho bản án thì tôi đến Chi cục Thi hành án dân sự huyện yêu cầu thi hành án. Cơ quan này yêu cầu tôi viết đơn theo mẫu, trong đó có nội dung yêu cầu phải kê khai tài sản của người phải thi hành án như là nhà, đất, tiền, xe cộ...và phải có xác nhận ở cấp xã mà tôi đâu có biết tài sản của họ ở đâu để kê khai. Tôi chỉ biết là tôi nộp đơn yêu cầu thi hành án còn phần xác minh là của Chi cục thi hành án huyện chứ sao cơ quan này lại bắt tôi phải tự đi xác minh tài sản của phía bên kia. Họ làm như vậy có đúng pháp luật hay không? Bà Nguyễn Thị Như Loan (loannguyenthi_11@yahoo.com)
Hỏi đáp pháp luật Nếu Tòa án không chấp nhận yêu cầu của người vợ về chia tài sản thì người vợ có phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị tài sản không được chấp nhận không? 18:03 | 30/08/2016
Trường hợp trong vụ án ly hôn có tranh chấp về quyền sử dụng đất, người chồng và gia đình chồng khai đất của gia đình chưa cho vợ chồng, người vợ lại khẳng định đất đó gia đình chồng đã tách cho vợ chồng và yêu cầu được chia quyền sử dụng đất (chia đất). - Nếu Tòa án không chấp nhận yêu cầu của người vợ thì người vợ có phải chịu án phí dân sự sơ thẩm tương ứng với giá trị tài sản không được chấp nhận không?
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào