Có 3 con, muốn di chúc để tài sản cho 1 người?
- Yêu cầu của cơ quan công chứng là phù hợp với quy định của pháp luật. Chúng tôi xin trình bày cụ thể như sau để bạn hiểu rõ.
Để ông ngoại bạn có toàn quyền đối với toàn bộ tài sản của ông bà ngoại bạn và có thể để lại thừa kế cho mẹ bạn thì gia đình bạn cần tiến hành thủ tục thỏa thuận phân chia di sản thừa kế do bà ngoại bạn để lại. Trình tự, thủ tục như sau:
* Chủ thể tiến hành: Tất cả những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của bà ngoại bạn.
Nếu chia di sản theo pháp luật thì những người thừa kế của bà ngoại bạn được xác định theo điểm a khoản 1 điều 676 Bộ luật Dân sự 2005: Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.
Do bạn không nêu rõ là ông bà cố ngoại của bạn (tức bố mẹ của bà ngoại bạn) có còn sống tại thời điểm bà ngoại bạn mất hay không, nên sẽ có hai khả năng:
+ Nếu ông bà cố của bạn mất trước bà ngoại bạn thì người được hưởng di sản do bà ngoại bạn để lại gồm: ông ngoại bạn, mẹ bạn và 2 cậu của bạn.
+ Nếu ông bà cố của bạn mất sau bà ngoại bạn thì người được hưởng di sản do bà ngoại bạn để lại gồm: ông cố, bà cố, ông ngoại bạn, mẹ bạn và 2 cậu của bạn.
Trong trường hợp này, khi ông bà cố của bạn mất thì phần di sản mà ông bà cố được hưởng từ bà ngoại của bạn sẽ được chia cho những người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của ông bà cố (xác định như đối với trường hợp của ông ngoại của bạn)
* Cơ quan tiến hành: Bất kỳ tổ chức công chứng nào trên địa bàn tỉnh, thành phố nơi bạn sinh sống. Nếu tài sản thừa kế là bất động sản thì bạn phải đến tổ chức công chứng trên địa bàn tỉnh, thành phố có bất động sản.
* Thủ tục: Sau khi kiểm tra hồ sơ thấy đầy đủ, phù hợp quy định của pháp luật, cơ quan công chứng tiến hành niêm yết công khai tại trụ sở ủy ban nhân dân cấp xã, nơi thường trú trước đây của người để lại di sản.
Trong trường hợp không có nơi thường trú thì niêm yết tại ủy ban nhân dân cấp xã, nơi tạm trú có thời hạn của người đó. Nếu không xác định được cả hai nơi này, thì niêm yết tại ủy ban nhân dân cấp xã, nơi có bất động sản của người để lại di sản.
Sau 15 ngày niêm yết, không có khiếu nại, tố cáo gì thì cơ quan công chứng chứng nhận văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo Điều 49 Luật Công chứng.
Trong văn bản, những người thừa kế khác có thể tặng cho toàn bộ quyền hưởng di sản cho ông ngoại bạn để ông ngoại bạn trở thành chủ sở hữu đối với toàn bộ di sản thừa kế do bà ngoại bạn để lại.
Khi ông ngoại bạn đã là chủ sở hữu toàn bộ tài sản thì ông ngoại bạn có toàn quyền lập di chúc để lại tài sản cho bất cứ người nào mà ông ngoại bạn mong muốn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?
- Nhà đầu tư nước ngoài được mở bao nhiêu tài khoản vốn đầu tư trực tiếp?
- PCI là tên viết tắt tiếng Anh của chỉ số nào? Chỉ số PCI phản ánh về nội dung gì?
- 'Người tham gia giao thông phải có ý thức .., nghiêm chỉnh chấp hành ... giao thông,...' nội dung đầy đủ là gì?