Đơn vị tôi là Chủ đầu tư dự án xây dựng có quy mô 47,5 ha và Dự án nhóm B. Vậy tôi xin hỏi:
1. Khi lập dự án đầu tư xây dựng công trình có quy mô >5ha, có phải lập quy hoạch chi tiết 1/500 không?
2. Dự án đã được Chủ đầu tư tiến hành xây dựng công trình và bàn giao năm 2013, vậy xin hỏi khi Chủ đầu tư bị xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực trật tự xây dựng thì Chủ đầu tư bị xử phạt 1 hay cả 2 nội dung: Vừa không lập quy hoạch chi tiết xây dựng 1/500 và không có giấy phép xây dựng?
Kính gửi quý cơ quan! Sau khi Nghị định 26năm 2013 của Chính phủ có hiệu lực thì thành phố đã có phương án gì để tổ chức hoạt động bộ máy thanh tra xây dựng? Phương án đó như thế nào? Xin chân thành cảm ơn!
Người hỏi: Phương Anh ( 07:48 05/06/2013)
Tại mục 1 - Điều 5 - Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 10/2/2009 của Chính phủ có nói: "Đối với các dự án quan trọng quốc gia, chủ đầu tư phải lập Báo cáo đầu tư xây dựng công trình trình Quốc hội xem xét, quyết định về chủ trương đầu tư. Đối với các dự án khác, chủ đầu tư không phải lập Báo cáo đầu tư". Vậy cho tôi hỏi "Đối với các dự án khác" được nêu trên thì không phải lập Báo cáo đầu tư nhưng có cần phải xin chủ trương đầu tư hay không?
1. TCVN 5747-1993: Đất xây dựng - Phân loại (Tập XI-Tuyển tập tiêu chuẩn xây dựng của Việt Nam) xuất bản năm 1997 hiện nay có phiên bản nào mới hơn không? Nếu có xin cho biết mua ở đâu.
2. Trong tiêu chuẩn TCVN 5747-1993 theo tôi có một vài chỗ in sai, làm cho người sử dụng gặp nhiều khó khăn. Tôi xin mạn phép nêu ra đây, kính xin được trả lời để chúng tôi có cơ sở giải thích với chủ đầu tư.
- Trang 103 hàng thứ 2 và thứ 3 từ trên xuống số 0,06 là in sai, số đúng là 0,08 phải không?
- Trang 105 ô thứ 2 bên phải từ dưới lên in là "cát lẫn sét, hỗn hợp cát-sét cấp phối kém" câu đúng phải là "Cát lẫn bụi, hỗn hợp sét-bụi cấp phối kém" phải không?
Xin cho hỏi theo Nghị định 26 đến ngày 15/5/2013 sẽ xóa bỏ TTrXD quận, huyện, xã , phường. Như vậy, sau đó các cán bộ, công chức ngành này sẽ hoạt động như thế nào? Thành phố và Sở Xây dựng đã có kế hoạch hay đề án gì chưa? Xin chân thành cảm ơn.
Người hỏi: Phương Anh ( 01:35 07/05/2013)
Hiện nay, chúng tôi đang thi công một dự án sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước. Trong quá trình thực hiện việc điều chỉnh giá và hợp đồng theo chỉ đạo của Chính phủ (văn bản số 164/TTg-CN), và các văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng (tại các TT03; 09/2008/TT-BXD và văn bản số 1551/BXD-KTXD) có một số vướng mắc, như sau: Chúng tôi đang đề nghị Chủ Đầu Tư điều chỉnh giá theo phương pháp bù trừ chi phí vật liệu trực tiếp. Tuy nhiên, theo phương pháp này, Chủ Đầu tư lo ngại không kiểm soát được đầy đủ tính pháp lý và hợp lệ của các hóa đơn do Nhà thầu cung cấp. Vì vậy, chúng tôi đang đề nghị Chủ Đầu Tư áp dụng theo phương pháp chỉ số giá, chúng tôi kính mong Bộ Xây dựng cho ý kiến và cho biết hiện tại đã có dự án nào áp dụng theo phương pháp này chưa?
Qua tìm hiểu tôi được biết, ngày 3/7/2007 Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 34/2007/NQ-CP về một số giải pháp để thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp; trong đó quy định các giải pháp và cơ chế, chính sách để thu hút các nhà đầu tư (Giải pháp thu hút các nhà đầu tư; Giải pháp về quy hoạch - kiến trúc; Giải pháp về đất đai….), cụ thể:
- Giải pháp thu hút các nhà đầu tư: “Cho phép chủ đầu tư dự án được quyết định lựa chọn đơn vị tư vấn, nhà thầu xây dựng hoặc tự thiết kế, thi công xây lắp (nếu có đủ năng lực theo quy định của pháp luật về xây dựng) đối với hạng mục công trình, công trình trong phạm vi dự án được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn của chủ đầu tư (đối với hạng mục công trình, công trình được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách thì phải thực hiện đấu thầu)”;
- Giải pháp về quy hoạch - kiến trúc: “Trong quá trình lập (hoặc điều chỉnh), phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, UBND cấp tỉnh được phép xem xét, điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch (gồm mật độ xây dựng, hệ số sử dụng đất, quy mô dân số, chiều cao tầng) đối với các khu vực có dự án cải tạo, xây dựng lại chung cư cũ nhằm đảm bảo khả năng cân đối tài chính, hiệu quả kinh tế, xã hội của từng dự án và phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương”;
- Giải pháp về đất đai: “Chủ đầu tư dự án được miễn tiền sử dụng đất, tiền thuê đất đối với toàn bộ diện tích đất được giao (hoặc thuê) để thực hiện dự án (kể cả phần diện tích được phép chuyển mục đích sử dụng đất trong phạm vi dự án theo phương án đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt”.
Xin hỏi, trường hợp cá nhân hoặc tổ chức thực hiện việc cải tạo, xây dựng lại các chung cư cũ bị hư hỏng, xuống cấp có được áp dụng các giải pháp và cơ chế, chính sách của Nghị quyết số 34/2007/NQ-CP của Chính phủ không?
Khoảng cách xây dựng giữa hai nhà ở cao tầng trong khu dân cư tối thiểu là 25m. Quy định về khoảng cách này được ghi trong văn bản nào? (ngày tháng năm). Đến thời điểm hiện nay, quy định trên (khoảng cách 25m) có điều chỉnh gì không?
Tôi có người quen ở một xã miền núi thuộc TP. Hà Nội muốn đầu tư xây dựng một Nhà máy sản xuất thủ công mỹ nghệ quy mô nhỏ với diện tích xây dựng khoảng 1.500m2 trên mảnh đất chính chủ, có giấy CNQSDĐ với nội dung như sau: Diện tích 9.875m2; mục đích sử dụng: 300m2 đất ở, 9.575m2 đất vườn; thời hạn sử dụng lâu dài. Tôi xin hỏi, khi xây dựng có bắt buộc phải xin giấy phép không? Có bắt buộc phải lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật không? Có bắt buộc phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất không?
Trong thi công xây dựng công trình chủ đầu tư có được phép cho thành viên liên danh chuyển toàn bộ khối lượng do mình thực hiện cho nhà thầu đứng đầu liên danh không? Nếu không được mà cố tình thực hiện thì bị xử lý như thế nào? Chủ đầu tư có được tạm ứng cho nhà thầu phụ không?
Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh Cà Mau (Ban Quản lý) được Chủ tịch UBND tỉnh giao làm chủ đầu tư các công trình xây dựng thuộc dự án KCN Khánh An, đến nay đã hoàn thành công tác chuẩn bị đầu tư và đang tiến hành thực hiện các thủ tục thực hiện đầu tư, Ban Quản lý chúng tôi lúng túng trong khâu xin phép xây dựng, cụ thể như sau:
Theo Điểm đ, Khoản 2, Điều 89 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 (Công trình xây dựng thuộc dự án khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao có quy hoạch chi tiết 1/500 đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và được thẩm định thiết kế xây dựng theo quy định của Luật này thì được miễm giấy phép xây dựng). Tuy nhiên, do đồ án quy hoạch KCN Khánh An được lập và phê duyệt với tỷ lệ 1/2000; do đó, đối với những công trình nêu trên phải xin phép xây dựng?
Căn cứ Khoản 2, Điều 103 Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, Chủ tịch UBND tỉnh đã phân cấp cho Ban Quản lý cấp giấy phép xây dựng thuộc phạm vi trong khu công nghiệp. Vì vậy, đối với với các công trình nêu trên Ban Quản lý có tự cấp giấy phép xây dựng cho mình được không hay một đơn vị nào khác cấp?
UBND thị xã Thuận An có phê duyệt hồ sơ báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình có giá trị khoảng 600 triệu đồng, tuy nhiên qua quá trình thi công, không thể thi công theo thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt do sai sót trong quá trình khảo sát thiết kế. Nếu điều chỉnh thiết kế sẽ giảm tổng mức đầu tư. Nguyên nhân chính là trụ đèn theo thiết kế cao 6m vướng đường dây trung thế, phải thay đổi xuống cao 3,6m. Vậy tôi xin hỏi: Trong trường hợp này, chủ đầu tư có cần phải xin ý kiến người quyết định đầu tư về việc điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công không? Vì nó ảnh hưởng lớn đến thiết kế kỹ thuật và khối lượng theo hồ sơ ban đầu.
Tôi ở Sở Xây dựng thành phố Đà Nẵng. Hiện nay, Sở Xây dựng đang vướng mắc 02 hồ sơ gia hạn chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng như sau:
1. Trường hợp ông Lê Hùng Cường
Trước đây ông Lê Hùng Cường, trình độ chuyên môn: Đại học - Cử nhân khoa học địa chất công trình, đã được Bộ trưởng Bộ Xây dựng cấp CCHN số GS1.511-0997 ngày 05/11/2008 (hết hạn ngày 05/11/2013), nội dung: Giám sát xây dựng - hoàn thiện công trình thủy điện. Nay ông đề nghị gia hạn CCHN nêu trên.
Hiện nay, trong thời gian chờ Bộ Xây dựng ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết về cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng theo Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ, việc cấp chứng chỉ hành nghề hoạt động xây dựng thực hiện theo Thông tư số 12/2009/TT-BXD ngày 24/6/2009 của Bộ Xây dựng.
Theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 11 Thông tư số 12/2009/TT-BXD, chứng chỉ hành nghề giám sát thi công “xây dựng và hoàn thiện” được cấp cho cá nhân có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành xây dựng (như xây dựng dân dụng và công nghiệp; xây dựng giao thông; xây dựng thuỷ lợi).
Do đó, trường hợp ông Lê Hùng Cường (có trình độ chuyên môn: Đại học - Cử nhân khoa học địa chất công trình), có được được gia hạn chứng chỉ hành nghề nêu trên theo đề nghị của ông hay không?
2. Trường hợp ông Nguyễn Văn Khải
Trước đây ông Nguyễn Văn Khải, trình độ chuyên môn: Đại học - Kỹ sư địa chất công trình, đã được Bộ trưởng Bộ Xây dựng cấp CCHN số K_S.511-0004 ngày 13/03/2006 (hết hạn ngày 13/03/2011), nội dung: Thiết kế xử lý nền đất yếu, nền móng các công trình (cầu, đường bộ, nhà cao tầng). Nay ông đề nghị gia hạn CCHN nêu trên.
Theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 11 Thông tư số 12/2009/TT-BXD, chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng được cấp cho cá nhân có trình độ đại học thuộc các chuyên ngành xây dựng (như xây dựng dân dụng và công nghiệp; xây dựng giao thông; xây dựng thuỷ lợi)
Do đó, trường hợp ông Nguyễn Văn Khải (có trình độ chuyên môn: Đại học - Kỹ sư địa chất công trình), có được được gia hạn chứng chỉ hành nghề nêu trên theo đề nghị của ông hay không?
Công ty Điện lực Quảng Ninh được Tổng công ty Điện lực Miền Bắc giao làm Chủ đầu tư của dự án công trình cải tạo và xây dựng lại Nhà Hội trường của Công ty. Dự án là công trình dân dụng, cấp III, có Tổng mức đầu tư là 8 tỷ và chỉ yêu cầu lập Báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng. Nguồn vốn đầu tư do Tổng công ty Điện lực Miền Bắc cấp (trích từ nguồn vốn khấu hao của Tổng công ty). Địa điểm xây dựng tại Quảng Ninh. Vậy cho chúng tôi hỏi trong trường hợp này:
1. Vốn đầu tư được hiểu là vốn Nhà nước ngoài ngân sách hay Vốn khác?
2. Nếu là vốn Nhà nước ngoài ngân sách thì thẩm quyền thẩm định Báo cáo kinh tế- kỹ thuật đầu tư xây dựng sẽ căn cứ theo Điều 13 và Điểm a Khoản 3 Điều 10 hay Điểm b Khoản 3 Điều 10 của Nghị định 59/2015/NĐ-CP của Chính phủ vì người quyết định đầu tư là Tổng công ty Điện lực Miền Bắc.
Tôi làm việc tại Ban Quản lý dự án cấp huyện từ tháng 5/2012 đến nay. Đối với công việc giám sát thi công xây dựng công trình, đơn vị tôi thuê đơn vị tư vấn để giám sát thi công; đồng thời bên tôi (chủ đầu tư) thành lập tổ giám sát, quản lý kỹ thuật thi công xây dựng công trình gồm thành viên giám sát chủ đầu tư và thành viên giám sát của đơn vị tư vấn. Từ tháng 5/2012 đến nay tôi tham gia tổ giám sát của chủ đầu tư (chưa có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng) đã đủ 3 năm và số lượng công trình theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP. Vậy cho tôi hỏi, theo Nghị định 59/2015/NĐ-CP về cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thì tôi có được cấp chứng chỉ hành nghề giám sát hạng III không?