Theo quyết định hòa giải thành bà Long nhận số nợ 1 tỷ đồng đã vay của tôi và chấp nhận trả nợ cho tôi theo quyết định của Tòa án là lấy tài sản của bà Long đứng tên đã thế chấp cho tôi làm tài sản thi hành án cho khoản nợ vay 1 tỷ. Tôi đã làm các bước hồ sơ ngăn chặn tài sản và thời gian tự nguyện thi hành án đã hết, bên phải thi hành án đã dùng thủ đoạn đưa ra lý do đang có tranh chấp giữa con cái trong gia đình. Vậy, cho tôi hỏi phải làm sao để ngăn chặn việc giả dối này để nhằm cố tình kéo dài thời gian cưỡng chế thi hành án thì tôi phải đơn gửi đến những cơ quan nào để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình?
Theo Nghị định 70/2013/NĐ-CP sửa đổi quy chế quản lý kho vật chứng thì tiền, tài sản tang vậtphải được niêm phong và gửi tại hệ thống kho bạc nhà nước. Xin hỏi tiền, tài sản đó được hạch toán như thế nào? Khi niêm phong thành phần gồm những ai?
Tòa án quyết định: Công ty A phải trả cho Ngân hàng B 1 tỷ đồng, có các tài sản bảo đảm của người thứ 3 bảo lãnh khoản vay của cho công ty A. Quá trình thi hành án công ty A không còn tài sản gì. Ngân hàng đề nghị xử lý kê biên tài sản bảo đảm của bên thứ 3 để thi hành án, do bên thứ 3 không tự nguyện giao tài sản để xử lý. Trong trường hợp này khi cưỡng chế thi hành án có trừ chi phí thi hành án vào tài sản bán được của bên thứ 3 không? Nếu không thì sẽ xử lý thế nào trong khi Công ty A không còn tài sản?
Chấp hành viên A, kê biên tài sản của đương sự B (B đồng ý cho cơ quan THA kê biên tài sản để bán đấu giá trong việc THA). Tuy nhiên, sau khi kê biên bán đấu giá thì A lại không thông báo các giấy tờ liên quan cho các đồng sở hữu. Giờ tài sản đã bán đấu giá xong, vậy hậu quả pháp lý của việc này như thế nào?
Thưa luật sư! Tôi là bộ đội 26t. Tôi ra trường năm 2013 có anh cùng làng đến bảo chạy việc cho tôi làm ở Hà Nội với giá 200 triệu. Nếu không chạy được cho tôi làm ở Hà Nội thì hoàn trả tiền 100%. Nhưng anh ta không chạy được cho tôi. Tôi đòi tiền thì đến giờ chỉ trả có 150 triệu. Xin hỏi như vậy có phải lừa đảo không? Làm thế nào để tôi đòi được khoản tiền 50 triệu mà anh ta cương quyết không trả.
Một người có hành vi trộm cắp tài sản của người khác nhưng tài sản trộm cắp được hầu như không có giá trị thì khi bị bắt có bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay không?
Người có hành vi trộm cắp tài sản sau đó bị phát hiện và tiếp tục hành hung người đã phát hiện ra hành vi trộm cắp của mình khiến người đó bị chết thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về những tội gì?
Tài sản sau khi kê biên, bán đấu giá không có người mua, sau nhiều lần giảm giá tài sản vẫn không bán được. Nay người được thi hành án đồng ý nhận tài sản kê biên với giá đã giảm lần cuối cùng nhưng người được thi hành án không đồng ý giao thì xử lý như thế nào?
Trường hợp tài sản bán đấu giá đã giảm thấp hơn chi phí cưỡng chế thi hành án nhưng người phải thi hành án yêu cầu thẩm định lại giá tài sản trên, tiếp tục bán đấu giá theo giá đã thẩm định có được giải quyết?
Bản án tuyên: Buộc ông A trả cho ông B 200 triệu đồng. Chấp hành viên đã kê biên, bán đấu giá QSDĐ nhưng không có khách hàng đăng ký mua. Ông B đồng ý nhận tài sản với giá đã định là số tiền 200 triệu đồng, nhưng ông A không đồng ý giao tài sản. Vậy, trường hợp này Chấp hành viên tiến hành cưỡng chế giao tài sản được không? Có trái với quy định tại Điều 100, 104 Luật Thi hành án dân sự 2008 hay không?
Ngày 22/09/2010, Liên tịch Bộ Tài chính và Bộ Tư pháp đã ban hành Thông tư số 144/2010/TTLT-BTC-BTP hướng dẫn về chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí thi hành án dân sự. Trong đó có quy định người được thi hành án khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định của tòa án thì phải nộp phí thi hành án, kể cả trường hợp người được thi hành án không phải là người đã nộp đơn yêu cầu thi hành án. Vậy xin được hỏi trong các trường hợp thi hành khoản hoàn trả lại tiền, tài sản cho đương sự (hoàn trả tạm ứng án phí; trả lại tài sản tạm giữ;...) cơ quan thi hành án có thực hiện việc thu phí THA hay không?
Ông A có tất cả 05 người con, năm 2000 ông A chết (vợ ông A chết) và để lại tài sản gồm: quyền sử dụng đất và căn nhà. Năm 2004 tất cả 04 người con đồng ý để cho ông B (con út) được hưởng toàn bộ tài sản của ông A để lại (được UBND xã xác nhận tờ thỏa thuận phân chia di sản) nhưng đến nay chưa làm thủ tục sang tên từ ông A cho ông B theo quy định. Đến 11/2010 ông B chết. Bản án tuyên: Buộc ông B trả cho ông C là 80 chỉ vàng. Ông C khiếu nại về việc Chấp hành viên không tổ chức cưỡng chế tài sản nêu trên. Xin hỏi: trường hợp này Chấp hành viên kê biên tài sản có được không? Hướng xử lý cụ thể như thế nào?
Chị tôi cho người quen vay tiền nhưng không có khả năng trả nợ và đã được Toà án giải quyết bằng một bản án bên vay tiền phải trả số tiền được tính theo lãi suất Ngân hàng. Nhưng trong bản án của Toà án không ghi tài sản để đảm bảo thi hành án vì đối tượng không có mặt trong phiên toà xét xử. Sau đó chị tôi cung cấp thông tin cho cơ quan thi hành án bên vay nợ đang có tài sản là nhà và đất hợp pháp nhưng đang cầm cố cho một người khác. Cơ quan Thi hành án đã có công văn ngăn chặn việc chuyển nhượng, mua bán số tài sản nói trên. Sau đó bên đang cầm cố nhà và đất khởi kiện ra Toà, khi có bản án cơ quan Thi hành án tỉnh lại ra thông báo bán ngôi nhà trên để đảm bảo thi hành án cho người khởi kiện sau.
Xin hỏi: Trong trường hợp này khi cơ quan Thi hành án bán nhà để đảm bảo thi hành án cho người khởi kiện sau thì chị tôi có được thanh toán một phần nợ từ tài sản đó không? Nếu được thì chị tôi phải làm những thủ tục gì? Cơ quan Thi hành án phải làm thủ tục gì để đảm bảo việc thi hành Quyết định của Toà án đã có hiệu lực.
Xin chào Luật sư. Hiện thời gian rất gấp, tôi muốn hỏi luật sư, xin luật sư tư vấn giúp ạ! Anh trai tôi xưa nay là người hiền lành, ko có tiền án tiền sự về bất kể tội danh nào. Tối một ngày, anh trai tôi có cãi vã với vợ và bỏ đi uống rượu cùng một người mới ra tù và anh đã dùng dao uy hiếp bắt anh trai tôi ra chặn đầu xe Taxi để cướp tiền. Anh trai tôi có đứng ra trước đầu xe và tên kia kề dao vào cổ anh Lái xe. Sau đó anh trai tôi nói: " thui mày đưa nó 50 nghìn là xong đấy". Và rùi người lái xe đưa cho người kia 50 nghìn. Sau đó người kia và anh Tôi bỏ về. Và Người lái xe gặp Cảnh sát cơ động đi tuần và trình báo bị người kia trấn cướp, (lúc đó người lái xe vẫn biết là anh trai tôi say rượu và không có hành vi cướp tiền của anh ta nên cảnh sát đã không bắt anh trai tôi tại lúc đó. Sau đó lên cơ quan công an thì người kia (người đi cướp) đã khai với cơ quan công an là có anh tôi đi cùng. Vậy là anh tôi bị bắt. Tôi muốn Luật sư tư vấn giúp là anh tôi như vậy bị ở Khoản nào, điều nào. Nếu có các tình tiết giảm nhẹ thì sẽ như thế nào? Tình hình rất khẩn cấp nên rất mong đoàn Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cám ơn!
Tôi ký hợp đồng với một công ty, trong đó có qui định về việc tôi thế chấp tài sản cho công ty để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ. Tuy nhiên, công ty lại yêu cầu tôi phải giao tài sản thế chấp cho công ty giữ. Xin hỏi như vậy có phù hợp với qui định pháp luật không? Có nhất thiết phải thế chấp tài sản là bất động sản hay không, pháp luật qui định cụ thể như thế nào?