Tôi là Đức, năm nay 32 tuổi đã có gia đình và đang định cư ở nước ngoài. Tôi có em gái 10 tuổi, bố mẹ tôi cũng đã già nên tôi muốn nhận nuôi em tôi để tiện chăm sóc, và có quyền nuôi dạy em tôi ở nước sở tại. Tất cả mọi người trong gia đình tôi đều đồng ý. Đề nghị luật sư tư vấn, tôi có được nhận em gái tôi làm con nuôi không, nếu có thì thủ tục như thế nào? (Nguyễn Văn Đức)
Sau khi ly hôn, tôi vẫn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ cấp dưỡng của mình đối với con. Đề nghị luật sư tư vấn, trong trường hợp con tôi được nhận làm con nuôi tôi có phải cấp dưỡng cho cháu nữa không? (Mạnh Cường - Bình Định)
Chúng tôi kết hôn đã được 12 năm, nhưng vẫn chưa có con, nên quyết định nhận con nuôi. Đề nghị luật sư tư vấn, tôi phải làm những thủ tục nào để có thể nhận nuôi con một cách hợp pháp và vợ chồng tôi có thể đứng tên là cha mẹ trong khai sinh của đứa trẻ được không? (Hoàng Ân - Hà Nội)
Vợ chồng tôi năm nay 50 tuổi. Các con tôi đều đi làm ăn xa rất ít khi về. Vì vậy, tôi muốn nhận một người con nuôi để chăm sóc. Đề nghị Luật sư tư vấn: Trong trường hợp của tôi, tôi có được nhận nuôi con năm nay 17 tuổi không? (Hoài Phương - Bắc Ninh)
Tôi sinh năm 1986. Năm 2006 tôi được bà B (sinh năm 1960) nhận làm con nuôi. Sau đó mẹ nuôi tôi mất, có để lại một căn nhà, nhưng không để lại di chúc. Tôi yêu cầu chia một nửa căn nhà nhưng chị C (là con ruột của mẹ nuôi) không đồng ý với lý do tôi không có quyền thừa kế. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có nên khởi kiện để đòi quyền lợi cho mình hay không?
Hiện tôi là một đứa con nuôi và mẹ tôi đang sinh sống ở Mỹ. Nay tôi xin hỏi mẹ nuôi tôi có làm giấy bảo lãnh tôi sang Mỹ định cư được không? Mẹ tôi đã có quốc tịch Mỹ, nhưng đời sống kinh tế khó khăn nên mẹ tôi đã nhờ một người bạn đứng ra co-sign cho tôi. Xin hỏi nếu làm bảo lãnh như vậy thì đơn xin visa của tôi có được chấp nhận không, và thời gian để xin định cư Mỹ là mất bao nhiêu năm? (Duc Chieu< chieuduc02@ )
Ba mẹ tôi kết hôn năm 1983, và có duy nhất một tôi là con gái. Mảnh đất 500m2 mà gia đình tôi đang ở hiện đang đứng tên sổ hồng là ba tôi (mảnh đất này do ông bà nội tôi đã mất để lại). Trên giấy tờ pháp lý, sổ hộ khẩu nhà tôi gồm 3 thành viên: ba mẹ tôi và tôi. Trước khi kêt hôn với mẹ tôi, bố tôi và bà vợ trước đã có thủ tục ly hôn của toà án cấp, bố tôi và vợ trước không có con đẻ, mà chỉ có 1 anh con trai nuôi (có giấy tờ thủ tục pháp lý, ba tôi đứng tên trong giấy khai sinh của anh). Vậy tôi xin hỏi, nếu ba tôi không di chúc để lại, thì quyền thừa kế mảnh đất 500m2 có tên bà vợ trước, và anh con nuôi trong đó hay không? Để di chúc có đầy đủ cơ sở pháp lý thì cần những thủ tục gì? Xin cảm ơn tất cả các anh/chị luật sư tư vấn. Khúc Quỳnh Trang
Cha mẹ nuôi nhận tôi làm con nuôi lúc tôi 15 tuổi, thủ tục nhận nuôi được thực hiện đầy đủ đúng pháp luật. Sau đó, cha mẹ nuôi tôi sang Mỹ định cư và mối quan hệ cứ phai nhạt dần cho đến nay thì gần như không còn liên lạc nữa. Hiện tôi, tôi 22 tuổi và đang sống với cha mẹ ruột. Giờ tôi muốn đơn phương chấm dứt quan hệ con nuôi với cha mẹ nuôi của tôi có được không, thủ tục ra sao?
Tôi sinh năm 1986, năm 2006 tôi được bà B (sinh năm 1960) nhận làm con nuôi. Sau đó mẹ nuôi tôi mất, có để lại một căn nhà, nhưng không để lại di chúc. Tôi yêu cầu chia một nửa căn nhà nhưng chị C (là con ruột của mẹ nuôi) không đồng ý với lý do tôi không có quyền thừa kế. Đề nghị Luật sư tư vấn, tôi có nên khởi kiện để đòi quyền lợi của mình hay không?
Vợ chồng chúng tôi là Đinh Ngọc Tuấn, 44 tuổi, vợ tôi là Lê Thị Mai, 37 tuổi, chúng tôi đều là công nhân viên chức cấp huyện, đã tham gia BHXH từ khi đi làm đến nay. Sau nhiều năm chữa chạy bệnh hiếm muộn nhưng không thành công, chúng tôi đã quyết định nhận con nuôi. Chúng tôi xin hỏi, thời gian nghỉ và mức hưởng chế độ thai sản khi nhận nuôi con nuôi được quy định như thế nào?
Tôi năm nay đã gần 40 tuổi, không có chồng con và hiện đang làm tại một công ty tư nhân có đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ. Tôi đang có ý định xin một đứa con nuôi vừa mới sinh ra hoặc dưới 2 tháng về nuôi. Cho tôi hỏi, trong trường hợp này tôi có được hưởng trợ cấp thai sản không?
Công dân Việt Nam ở trong nước nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi, người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận con nuôi được quy định như thế nào?
Gửi bởi: Phan Kim Tú
Tôi là sinh viên, năm nay 20 tuổi. Trong một lần tham gia chương trình Sinh viên tình nguyện, tôi gặp một cháu bé 06 tuổi mồ côi, hoàn cảnh rất khó khăn. Đề nghị Luật sư tư vấn, nếu tôi nhận cháu bé làm con nuôi hay không? (Trần Thảo - Hà Nội)
Tôi dự định xin một đứa con nuôi của một người thân. Trẻ có hoàn cảnh rất khó khăn, mẹ bị tai nạn gây tật nguyền, trong khi người cha phải vào vòng lao lý, đang thi hành án phạt tù vì trọng tội. Tôi có chuẩn bị các hồ sơ cần thiết trình UBND địa phương nơi cư trú, thì một cán bộ hộ tịch trả lời là không được vì lý do là người cha bị mất quyền công dân, cơ quan không giải quyết. Xin cho hỏi pháp luật hiện hành quy định vấn đề này thế nào?
Cháu có một người bạn, bạn cháu được cô tên Minh Thư (cô này có hai căn nhà và một số tài sản khác, thêm nữa lúc bà mất thì công an đến niêm phong tài sản của bà) làm con nuôi nhưng không có giấy khai sinh, cũng không hề nằm trong hộ khẩu (trong khi đó bà có một đứa con nuôi nằm trong hộ khẩu nhưng đang học tập cải tạo ở trung tâm cai nghiện không về được, một người cậu cũng nằm trong hộ khẩu và một người con ruột đã đi nước ngoài nhưng không nằm trong hộ khẩu, mà trong khi đó trước khi bà qua đời bà có LÀM HỢP ĐỒNG CHO TẶNG bạn cháu một căn nhà tại PHÒNG CÔNG CHỨNG. Vậy luật sư vui lòng cho cháu hỏi lúc bà mất không hề viết di chúc gì hết, vậy HỢP ĐỒNG CHO TẶNG của bạn cháu có hiệu lực không? Và khi bà mất bạn cháu có quyền quản lý căn nhà đó không, mặc dù bạn cháu chưa chuyển quyền sử dụng nhà ở và đất ở? Hay bạn cháu phải chờ người thân trong hộ khẩu về đông đủ mở tài sản niêm phong rùi thì bạn cháu mới được tiếp quản căn nhà được cho tặng?